Chu kì của con lắc lò xo thay đổi thế nào nếu độ cứng của lò xo không đổi, khối lượng quả nặng m tăng 4 lần. A. Tăng 4 lần; B. Giảm 4 lần; C. Tăng 2 lần; D. Giảm 2 lần.
Khi gắn quả nặng m1 vào một lò xo, nó dao động với chu kì 1,2 s. Khi gắn quả nặng m2 vào lò xo đó nó dao động với chu kì 1,6 s. Khi gắn đồng thời m1 và m2 vào lò xo đó thì chu kì dao động của chúng là: A. 1,4 s; B. 2 s; C. 2,8 s; D. 4 s.
Một con lắc lò xo dao động điều hòa với chu kì T = 0,5 s, khối lượng của quả nặng là m = 400 g. Lấy π2 =10 ,độ cứng của lò xo là A. 0,156 N/m; B. 32 N/m; C. 64 N/m; D. 6400 N/m.
Viên bi có khối lượng m1 gắn vào lò xo k thì hệ dao động với chu kì 0,6 s, viên bi có khối lượng m2 gắn vào lò xo k thì hệ dao động với chu kì 0,8 s. Nếu gắn cả hai viên bi m1 và m2 với nhau và gắn vào lò xo k thì hệ có chu kì dao động là bao nhiêu? A. 0,5 s. B. 1 s. C. 1,4 s. D. 0,2s.
Con lắc lò xo gồm vật m = 200 g và lò xo k = 0,5 N/cm dao động điều hòa với chu kì là A. 0,2 s. B. 0,4 s. C. 50 s. D. 100 s.
Khi treo vật m vào lò xo k thì lò xo giãn ra 2,5 cm, kích thích cho m dao động. Chu kì dao động tự do của vật là : A. 1 s; B. 0,5 s; C. 0,32 s; D. 0,28 s.
Một con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng 50 g, dao động điều hòa trên trục Ox với chu kì 0,2 s và chiều dài quỹ đạo là 40 cm. Tính biên độ dao động và độ cứng của lò xo của con lắc. Lấyπ2 =10 .
Một con lắc lò xo dao động thẳng đứng. Vật có khối lượng m = 200 g. Trong 20 s con lắc thực hiện được 50 dao động toàn phần. Tính độ cứng của lò xo. Lấyπ2 =10
Một con lắc lò xo dao động với chu kì là 0,5 s, khối lượng của quả nặng là m = 400 g. Lấyπ2 =10 . Tính độ cứng của lò xo ?
Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và độ cứng k, dao động điều hòa. Nếu tăng độ cứng k lên 2 lần và giảm khối lượng m đi 8 lần thì tần số dao động của vật sẽ tăng hay giảm mấy lần:
Con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m = 200 g và lò xo có độ cứng là k = 50 N/m. Tính chu kì dao động của con lắc lò xo. Lấy π2 ≈10
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến