Con lắc lò xo thẳng đứng có m =100 g..Trong quá trình dao động, lực đẩy cực đại tác dụng lên điểm treo có độ lớn bằng trọng lực tác dụng lên vật. Lực hồi phục cực đại là: A .3 N; B.1 N; C.1,5 N; D. 2 N.
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng được kích thích cho dao động điều hòa. Thời gian quả cầu đi từ vị trí cao nhất đến vị trí thấp nhất là 1,5 s và tỉ số giữa độ lớn của lực đàn hồi lò xo và trọng lượng quả cầu gắn ở đầu con lắckhi nó ở vị trí thấp nhất là 76/75.Biên độ dao động là: A. 5 cm; B. 3 cm; C. 4 cm; D. 2 cm.
Con lắc lò xo dao động theo phương thẳng đứng với biên độ 8 cm và chu kì T. Khoảng thời gian ngắn nhất từ lúc lực đàn hồi cực đại đến lúc lực đàn hồi cực tiểu là T/3. Tốc độ của vật tính theo cm/s khi nó cách vị trí thấp nhất 2 cm là
A. 57,3 cm/s; B. 83,12 cm/s; C. 87,6 cm/s; D. 106,45 cm/s.
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm lò xo có chiều dài tự nhiên 20 cm và độ cứng 100 N/m, vật nặng có khối lượng 400 g. Kéo vật nặng xuống phía dưới cách vị trí cân bằng 6 cm rồi thả nhẹ cho con lắc dao động điều hòa. . Xác định độ lớn của lực đàn hồi của lò xo khi vật ở vị trí cao nhất và thấp nhất của quỹ đạo.
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng có vật nặng có khối lượng 100 g. Kích thích cho con lắc dao động theo phương thẳng đứng thì thấy con lắc dao động điều hòa với tần số 2,5 Hz và trong quá trình vật dao động, chiều dài của lò xo thay đổi từ 20 cm đến 24 cm. Xác định chiều dài tự nhiên của lò xo và tính lực đàn hồi cực đại, lực đàn hồi cực tiểu trong quá trình vật dao động.
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, đầu dưới có một vật m dao động với biên độ 10 cm và tần số 1 Hz. Tính tỉ số giữa lực đàn hồi cực tiểu và lực đàn hồi cực đại của lò xo trong quá trình vật dao động.
Một con lắc lò xo gồm quả nặng có khối lượng 100 g, lò xo có độ cứng là 100 N/m, khối lượng không đáng kể, treo thẳng đứng. Cho con lắc dao động với biên độ 5 cm. Lấy g = 10 m/s2 . Xác định tần số và tính lực đàn hồi cực đại và cực tiểu trong quá trình vật dao động.
Trên mặt phẳng nghiêngα =300 đặt con lắc lò xo có độ cứng 64 N/m, khối lượng vật là 160 g, vật ở dưới. Bỏ qua mọi ma sát. Từ vị trí cân bằng, kéo vật xuống theo phương trục lò xo xuống 1 đoạn 1 cm và buông nhẹ. Lực tác dụng lớn nhất và nhỏ nhất lên giá đỡ là (cho g = 10 m/s2)
A.1,6 N; 0 N;
B.1,44 N; 0,16 N;
C.3,2 N; 1,6 N;
D.1,760 N; 1,44 N
Vật có khối lượng m= 160 g được treo vào lò xo có độ cứng k = 64 N/m đặt thẳng đứng, vật ở trên. Từ vị trí cân bằng, ấn vật xuống theo phương thẳng đứng đoạn 2,5 cm và buông nhẹ. Chọn trục Ox hướng lên, gốc tại vị trí cân bằng, gốc thời gian lúc buông vật. Lực tác dụng lớn nhất và nhỏ nhất lên giá đỡ là (lấy g = 10 m/s2)
A.3,2 N ; 0 N; B.1,6 N; 0 N; C.3,2 N; 1,6 N; D.1,760 N ; 1,44N
Khi gắn quả nặng m1 vào một lò xo, nó dao động với chu kì 4 s. Khi gắn quả nặng m2vào lò xo đó nó dao động với chu kì 3 s. Khi gắn một vật m có khối lượng bằng m1-m2 vào lò xo đó thì chu kì dao động của chúng là: A. 1 s; B. 2,64 s; C. 3 s; D. 4 s.
Một vật nặng treo vào một lò xo làm lò xo dãn ra 10 cm, lấy g = 10 m/s2. Chu kì dao động của vật là
A. 0,628 s. B. 0,314 s. C. 0,1 s. D. 3,14 s.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến