Một trong những cơ sở để giải thích hiện tượng biến dị tương quan là: A. đột biến lặp đoạn NST B. phân li độc lập của các gen không alen C. gen đa hiệu D. tác động cộng gộp của các gen không alen
đáp án c
Ở một loài động vật bậc cao, một tế bào sinh tinh giảm phân cho ra 4 tinh trùng. Có 3 tế bào sinh tinh của cơ thể loài này có kiểu gen AaBb giảm phân tạo giao tử. Không có đột biến xảy ra, tính theo lý thuyết nếu 3 tế bào này giảm phân tạo ra 4 loại giao tử thì tỷ lệ các loại giao tử là A. 1/8 : 1/8 : 3/8 : 3/8. B. 1/4 : 1/4 : 1/4 : 1/4. C. 1/6 : 1/6 : 1/3 : 1/3. D. 1/5 : 1/5 : 1/5 : 2/5.
Ở một loài thực vật, các gen quy định hoa kép, màu đỏ là trội hoàn toàn so với gen quy định hoa đơn, màu trắng. Ở loài này nếu có hoán vị gen xảy ra thì xảy ra ở cả hai giới với tần số như nhau. Khi lai hai cây hoa thuần chủng khác nhau 2 cặp tính trạng thu được F1, tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau thu được F2 có tỉ lệ 510 hoa kép, đỏ : 240 hoa kép, trắng : 240 hoa đơn, đỏ : 10 hoa đơn, trắng. Kiểu gen cuả hai cây F1 đem lai là
A. AB/Ab x AB/Ab
B. Ab/aB x Ab/aB
C. AB/aB xAB/aB
D.AB/ab x AB/Ab
Ở ngô,chiều cao do 3 cặp gen phân ly độc lập tác động cộng gộp (A1,a1,A2,a2,A3,a3),cứ mỗi gen trội khi có mặt trong kiểu gen sẽ làm cho cây thấp đi 20 cm,cây cao nhất cao 210cm.F1 dị hợp 3 cặp gen giao phấn với nhau tạo F2. Ở F2, tỷ lệ số cây có chiều cao 170 cm là:
A. 15/64. B. 3/32. C. 3/8. D. 3/4.
Ở một loài thực vật, khi cho cơ thể F1 tự thụ phấn thì thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỷ lệ 9 cao : 7 thấp. Lấy ngẫu nhiên 2 cây thấp lai với nhau. Xác suất đời sau thu được cây thấp có kiểu gen đồng hợp là A. 17/49. B. 9/49. C. 1/16. D. 1/9.
Màu da ở người do 3 cặp gen chính kí hiệu Aa, Bb, Dd tương tác cộng gộp. Giả thuyết trong quần thể người các cặp vợ chồng đều có kiểu gen AaBbDd thì sự phân tính ở đời con có thể hình thành phổ biến dị về màu da phân tính theo tỷ lệ: A. 1:2:1:3:9:27 B. 1:6:15:20:15:6:1 C. 1:2:1:3:6:3 D. 1:2:1:2:4:2:1:2:1
Bệnh teo cơ một alen lặn trên NST X gây nên. Các nạn nhân gần như luôn là các chàng trai, và thường chết trước tuổi dậy thì. Tại sao là rối loạn này hầu như không bao giờ gặp phải trong các cô gái? A. Alen liên kết giới tính không thể được di truyền từ mẹ sang con gái. B. Con đực với alen lặn có xu hướng sống không đủ lâu để sinh sản. C. Các nhiễm sắc thể Y là không chứa alen. D. Con gái cần 2 alen lặn mới biểu hiện bệnh.
Quá trình tổng hợp sắc tố đỏ ở cánh hoa của 1 loài cây xảy ra theo sơ đồ sau: Chất có màu trắng sắc tố xanh sắc tố đỏ. Để chất màu trắng chuyển đổi thành sắc tố xanh cần có enzim do gen A qui định. Alen a không có khả năng tạo enzim có hoạt tính. Để chuyển sắc tố xanh thành sắc tố đỏ cần có enzim B qui định enzim có chức năng, còn alen b không tạo được enzim có chức năng. Gen A,B thuộc các nhiễm sắc thể khác nhau. Cây hoa xanh thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng có kiểu gen aaBB được F1. Sau đó cho F1 tự thụ phấn tạo ra cây F2. Nếu lấy ngẫu nhiên 1 cây F2 non để trồng thì xác suất để cây này cho hoa trắng là bao nhiêu: A. 0,4375 B. 0,250 C. 0,650 D. 0,1875
Có bao nhiêu tập hợp sinh vật dưới đây là quần thể? (1) Các cá thể cá trắm cỏ trong hồ nước. (2) Dân cư sống trong một làng ngoại thành Hà Nội. (3) Thực vật thủy sinh trong một hồ nước. (4) Một đàn kiến trong một thân cây mục (5) Thực vật hạt kín trong một khu rừng. (6) Các cá thể khỉ trong khu bảo tồn. A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau: (1) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 80 C. (2) Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều. (3) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002. (4) Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô. Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là
Cơ sở di truyền của quá trình hình thành quần thể thích nghi là A. chọn lọc tự nhiên đào thải các cá thể có kiểu hình không thích nghi và làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình trung gian tồn tại sẵn trong quần thể cũng như tăng cường mức độ thích nghi của các đặc điểm bằng cách tích luỹ các alen tham gia quy định các đặc điểm thích nghi. B. chọn lọc tự nhiên đào thải các cá thể có kiểu hình trung gian và làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi tồn tại sẵn trong quần thể cũng như tăng cường mức độ thích nghi của các đặc điểm bằng cách tích luỹ các alen tham gia quy định các đặc điểm thích nghi. C. chọn lọc tự nhiên đào thải các cá thể có kiểu hình không thích nghi và làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi tồn tại sẵn trong quần thể cũng như tăng cường mức độ thích nghi của các đặc điểm bằng cách tích luỹ các alen tham gia quy định các đặc điểm thích nghi. D. chọn lọc tự nhiên giữ lại các cá thể có kiểu hình không thích nghi và làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi tồn tại sẵn trong quần thể cũng như tăng cường mức độ thích nghi của các đặc điểm bằng cách tích luỹ các alen tham gia quy định các đặc điểm thích nghi.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến