1. nguyên nhân dẫn đến phong trào khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ 16 là gì ?
*Nguyên nhân:
-Nhân khi triều đình rối loạn, quan lại ở địa phương "cậy quyền thế ức hiếp dân, vật dụng trong dân gian cướp lấy đến hết", "dùng của như bùn đất..., coi dân như cỏ rác". Đời sống nhân dân lâm vào cảnh cùng khốn.
Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, giữa nhân dân với nhà nước phong kiến trở nên gay gắt, làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa.
Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo đầu năm 1516 ở Đông Triều (Quảng Ninh).
Nghĩa quân cạo trọc đầu, chỉ để ba chỏm tóc, gọi là "quân ba chỏm". Nghĩa quân ba lần tấn công Thăng Long, có lần chiếm được kinh thành, vua quan nhà Lê phải chạy vào Thanh Hoá.
Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị dập tắt, nhưng đã góp phần làm cho triều đình nhà Lê càng mau chóng sụp đổ.
2. nêu hậu quả của cuộc chiến tranh nam bắc triều và sự chia cắt đàng trong đàng ngoài ?
+ Chiến tranh Nam - Bắc triều:
_ Hàng vạn người bị bắt đi lính, đi phu, gia đình li tán.
_ Mùa màng bị tàn phá nặng nề, đồng ruộng bỏ hoang, dịch tễ phát sinh, người chết đến quá nửa.
_ Nhân dân đói khổ, phiêu bạt, tan tác.
+ Sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài
_ Gây bao đau thưong cho dân tộc
_ Đất nước bị chia cắt lâu dài, ảnh hưởng khối đoàn kết dân tộc.
3.tại sao nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa tây sơn ngay từ đầu ?
Vì nhân dân căm thù quân giặc hiếm khi mới có người đứng lên khởi nghĩa nhân dân muốn nhân cơ hội này tấn công quân giặc để chúng rút quân về nước và nước ta đc độc lập tự do ko phải chịu khổ nhiều so với trước .
4.trình bày diễn biến rạch gầm - xoài mút ?chien thắng rạch gầm xoài mút có ý nghĩa quan trọng như thế nào?
- Diễn biến :
Cuối năm 1784 , quân Xiêm chiếm hầu hết các tỉnh miền Tây Gia Định . Tháng 1/1785 , Nguyễn Huệ vào vùng đất My Tho chọn khúc sông Rạch Gầm - Xoài Mút làm trận địa
- Ý nghĩa lịch sử :
Là một trong những trận thủy chiến lớn và lừng lẩy nhất của lịch sử dân tộc Đập tan âm mưu xâm lược Xiêm Khẳng định của Tây Sơn 5 .yếu tố nào giúp quân tây sơn lật đó chính quyền phong kiến nguyễn_trịnh _lê?
Yếu tố giúp quân Tây Sơn lật đổ được các chính quyền đó. Cần dựa vào những biểu hiện về sự hăng hái hưởng ứng, ủng hộ nhiệt tình của các tầng lớp nhân dân trong suốt tiến trình khởi nghĩa Tây Sơn và sự chỉ huy tài giỏi của Nguyễn Huệ để trả lời câu hỏi này.
6.trình bày diễn biến cuộc tiến quân của vua quang trung đại phá quân thanh vào đợt tết kỉ dậu năm 1789
*) Cuộc tiến quân của vua Quang Trung vào tất kỷ Dậu 1789.
- Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế lập tức tiến quân ra Bắc.
- Đến Nghệ An tuyển thêm quân, mở cuộc duyệt binh lớn.
- Tới Thanh Hoá làm lễ tuyên thề.
- Ra đến Tam Điệp Quang Trung mở tiệc khao quân.
- Từ Tam Điệp Quang Trung chia quân làm 5 đạo tiến ra Thăng Long.
- Đêm 30 Tết quân ta vượt sông Gián khẩu tiêu diệt đồn tiền tiêu.
- Đêm mồng 3 Tết quân ta vây đồn Hà Hồi – quân địch hạ khí giới.
- Mờ sáng ngày mồng 5 Tết quân ta đánh đồn Ngọc Hồi “Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết-thây ngổn ngang đầy đồng, máu chảy thành suối. Quân Thanh đại bại-”
- Cùng lúc đó đạo quân của đô đốc Long tấn công đồn Đống Đa, ta giáp chiến . Tướng giặc là Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử
- Nghe tin đại bại Tôn Sĩ Nghị bàng hoàng mất vía, vượt sông Nhị sang Gia Lâm.
- Trưa mồng 5 Tết kỉ Dậu vua Quang Trung trong bộ chiến bào xạm đen, cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào Thăng Long.
7.vua quang trung có những chính sách gì để phục hồi kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc?
Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hoá dân tộc
- Bắt tay xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân.
- Ra "Chiếu khuyến nông" để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong, nhờ đó sản xuất nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng.
- Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế, nhờ đó nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.
- Ban bố "Chiếu lập học", các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học ; dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.
Chính sách quốc phòng, ngoại giao
- Sau chiến thắng Đống Đa, nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ vẫn bị đe doạ ; phía Bắc, Lê Duy Chí vẫn lén lút hoạt động ờ biên giới; phía Nam, Nguyễn Ánh cầu viện Pháp và chiếm lại Gia Định. Tiếp tục thi hành chế độ quân dịch. Tổ chức quân đội bao gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, kị binh ; có chiến thuyền lớn chở được voi chiến hoặc 500 - 600 lính.
- Chính sách ngoại giao đối với nhà Thanh : mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. Đối với Nguyễn Ánh, Quang Trung quyết định mở cuộc tấn công lớn để tiêu diệt