- Để có được hình dạng chữ S như ngày nay, thì nước ta đã trải qua cả một quá trình lịch sử lâu dài:
Tên vùng đất
Qúa trình sáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam
Tây Bắc
- Năm 1014, tướng nước Đại Lý là Đoàn Kính Chí đem quân sang chiếm tỉnh Tuyên Quang nước ta. Nhà Lý đánh trả lại và giành thắng lợi. Nhân cơ hội đó, vua Lý sáp nhập vùng đất Đại Lý vào nước ta, đó là Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La. Các tỉnh Điện Biên, Lai Châu cũng được trao cho lãnh thổ Việt Nam.
Miền Trung
- Các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Thuận ngày nay đều là đất của Chăm Pa khi xưa. Năm 1069 - 1693, các triều vua Việt Nam đã tiến chiếm toàn bộ lãnh thổ nước Chăm Pa. Ngoại trừ một lần duy nhất vào năm 1306, vua Chăm Pa tự nguyện dâng hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế cho vua Trần để làm sính lễ hỏi cưới Huyền Trân công chúa.
Tây Nguyên
- Năm 1830 - 1834, vua Minh Mạng cho sáp nhập các tỉnh Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng vào lãnh thổ nước ta.
Nam Bộ
- Nam Bộ trước đây thuộc chủ quyền của Cam-pu-chia. Năm 1708 - 1757, các vua Nguyễn đã ra sức sáp nhập toàn bộ vùng đất này vào lãnh thổ Việt Nam với những cách khác nhau như:
+ Chủ động tiến chiếm Long An, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre.
+ Được tặng hai vùng đất An Giang, Đồng Tháp khi giúp đỡ quân sự cho nội bộ Cam-pu-chia để vua Cam-pu-chia được lên ngôi.
+ Người Hoa từ Trung Quốc di cư sang Cam-pu-chia, lấy đất khai khẩn là Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, Tiền Giang, Cần Thơ, Cà Mau dâng cho chúa Nguyễn để được chúa bảo hộ
+ Người Việt từ miền Trung di cư sang Cam-pu-chia. Sau đó chúa Nguyễn lấy đất đó sáp nhập vào lãnh thổ nước ta, đó là Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Sài Gòn, Biên Hoà, Vũng Tàu.
Quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa
- Năm 1816, Nguyễn Ánh chính thức cho cấm cờ, xác lập chủ quyền. Ngày nay, theo công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển Unclos năm 1982, Việt Nam hoàn toàn có thể khẳng định chủ quyền tại hai quần đảo này.