1/vì sao Lê Lợi chọn Lam Sơn làm nơi dấy binh khởi nghĩa ?
- Vì Lam Sơn nằm bên tả ngạn sông Chu, nối liên giữa đồng bằng với miền núi và có địa thế hiểm trở. Đây cũng là nơi giao tiếp của các dân tộc Việt, Mường, Thái nên Lê Lợi đã chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa.
2/vì sao khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa thì hào kiệt khắp nơi kéo về Lam Sơn tụ hội ?
Hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn hội tụ dưới ngọn cờ khởi nghĩa của Lê Lợi là vì :
-Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn.
-Nhân dân không chịu khuất phục, lầm than nô lệ
-Lê Lợi là người yêu nước, giàu lòng nhân nghĩa, có chí khí, ...
Vì thế, khi nghe tin Lê Lợi khởi nghĩa khắp nơi hào kiệt đã tìm về. Trong đó có Nguyễn Trãi.
3/vì sao vào năm 1423 khi Lê Lợi đề nghị tạm hòa quân Minh lại chấp nhận ?
Quân Minh đồng ý vì:
+ Dụ hòa Lê Lợi để làm mất ý chí của nghĩa quân.
+ Tập trung chiến đấu với quân Mông Cổ đang quấy nhiễu ở phía Bắc.
4/kế hoạch chuyển địa bàn cuộc khởi nghĩa Lam Sơn vào Nghệ An của Nguyễn Chích là 1 kế hoạch như thế nào ?
Việc thực hiện kế hoạch của Nguyễn Chích: '' Chuyển địa bàn hoạt động vào Nghệ An '' đã đem lại kết quả
Cả vùng Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hóa được giải phóng.
Có nhận xét về kế hoạch của Nguyễn Chích
Kế hoạch của Nguyễn Chích đã giúp nghĩa quân thoát khỏi thế bao vây, mở rộng địa bàn hoạt động. Kế hoạch rất sáng suốt và đúng đắn, phù hợp với tình hình thời đó.
5/lí do chủ yếu mà Lê Lợi chấp nhận hội thề với quân Minh ở thành Đông Quan vào ngày 12/12/1427 là vì :
ê Lợi tổ chức hội thề Đông Quan ngày 10/12/1427 với tướng giặc Vương Thông để tạo điều kiện an toàn cho quân Minh rút về nước. Thể hiện lòng nhân đạo sáng ngời của Lê Lợi, Bộ chỉ huy nghĩa quân, của nhân dân ta đối với kẻ thù bại trận. Đó cũng chính là truyền thống quý báu của dân tộc muôn đời :
"Đem đại nghĩa thắng hung tàn
Lấy chí nhân thay cường bạo"
Tại Hội thề Đông Quan, Vương Thông cam kết rút quân về nước. Đây là sự thất bại nhục nhã của những kẻ đi xâm lược. Đất nước sạch bóng quân thù, mở ra thời kì phát triển mới của dân tộc.
7/ ''quân điền'' là gì ?
quân điền nghĩa là: thực hiện việc lấy đất công và ruộng bỏ hoang đem chia cho nông dân.
Nội dung chính của quân điền là:
- Nhà nước đem ruộng đất do mình trực tiếp quản lý chia cho nông dân cày cấy.
- Các quan lại, tuỳ theo chức vụ cao thấp, được cấp ruộng đất làm bổng lộc
- Ruộng trồng lúa, người làm thuê đến 60 tuổi phải trả lại cho nhà nước; ruộng trồng dâu được cha truyền con nối.