I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi
(…) Nhà triết học người Anh, James Allen (1864 – 1912) đã dùng nguyên tắc “Nguyên nhân và kết quả” đề cập đến sức mạnh tuyệt vời, có thể dẫn con người và xã hội theo chiều hướng tốt đẹp, sức mạnh đó nằm ở “trái tim trong sáng”.
Ngay cả trong kinh doanh hay chính trị, vẫn có trường hợp không thành công dù người đó có trong tay tiền bạc, địa vị, năng lực, dù đã vắt óc, lên kế hoạch, tạo chiến lược chiến thuật.
Nhưng ngược lại, người có trái tim cực kì trong sáng, suy nghĩ mọi việc một cách đơn giản đôi khi lại có được thành công một cách nhanh chóng bất ngờ. Bởi trong một trái tim trong sáng, trong suy nghĩ thành tâm chứa đựng sức mạnh tuyệt vời. James Allen cho rằng những người thành công lớn nhờ họ xuất phát từ tâm hồn, trái tim chân thành, trong sáng.
Tôi cũng tin chắc rằng những người được gọi là lãnh đạo, trước hết phải trang bị cho mình trái tim trong sáng như Allen nói. Lịch sử đã chứng minh tiền tài, địa vị, quyền lực, đối sách không thắng nổi một trái tim trong ngần không gợn đục, không thắng nổi một ý chí thành tâm thành ý. Sự nghiệp vĩ đại thực thụ là sự thành công nhờ vào sự hiệp lực của nhiều người bằng tâm hồn cao quý, thanh khiết.
(Inamori Kazuo – Con đường đi đến thành công bằng sự tử tế, NXB Trẻ, 2017, tr.84 – 85)
Câu 1: Chỉ ra sức mạnh của “trái tim trong sáng” được nêu trong đoạn văn bản? (0,5 điểm)
Câu 2: Theo tác giả, điều làm nên “sự nghiệp vĩ đại thực sự” là gì? (0,5 điểm)
Câu 3: Việc tác giả dẫn ra nguyên tắc của nhà triết học James Allen có tác dụng gì? (1,0 điểm)
Câu 4: Anh/chị có đồng ý với quan điểm cho rằng “những người thành công lớn nhờ họ xuất phát từ tâm hồn, trái tim chân thành, trong sáng” không? Vì sao? (1,0 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về điều bản thân nên làm để có thể thành công trong cuộc sống.
Câu 2: (5,0 điểm)
Trong tùy bút Người lái đò sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân đã miêu tả sông Đà bằng nhiều giác quan khác nhau. Có lúc, sông Đà hiện lên qua ấn tượng của thính giác: “Tiếng thác nước nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữ rừng vầu tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá”. Nhưng cũng có khi, sông Đà