biến đổi khí hậu làm cho đồng bằng sông cưu long đang diễn ra rõ rệt như :
- xâm nhập mặn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân. (Diện tích lúa trên đất nuôi tôm bị thiệt hại gần 53.000ha; trên 43.000ha rừng tràm bị khô hạn nghiêm trọng; đường giao thông bị sụp, lún, lở đất, hư hỏng trên 112km; hơn 12.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng...)
-Sạt lở bờ sông nghiêm trọng làm mất đất đai, thiệt hại nhà cửa, cơ sở hạ tầng, đường giao thông ước tính lên đến hàng trăm tỉ đồng.
-Hàng triệu người nông dân ở miền sông nước đã rơi vào thế buộc phải quen dần để chuyển mình sang thích ứng. Một bộ phận dân nghèo đã phải di cư đi tìm việc làm ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ và các tỉnh khác để kiếm sông
Kịch bản của biến đổi khí hậu (BĐKH) mà đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang phải gánh chịu không còn là sự nhận diện mà là hệ lụy hiện hữu. Nếu như một thế kỷ nữa, nhiệt độ nước biển tại Việt Nam tăng 3 độ C, mực nước biển vùng ĐBSCL tăng từ 55 – 75 cm, sẽ khiến cho 40% tổng diện tích ĐBSCL bị ngập nước. Việc nước biển dâng, xâm mặn sẽ khiến cho 45% diện tích vùng ĐBSCL bị nhiễm mặn vào năm 2030.