Đới nóng: Nhiệt độ cao quanh năm (nhiệt độ trung bình trên 20 độ C), trong năm có một thời kỳ khô hạn (tháng 3 đến tháng 9). Càng gần chí tuyến, thời kỳ khô hạn càng kéo dài, biên độ càng lớn. - Lượng mưa trung bình: 500 - 1500 mm (chủ yếu tập trung vào mùa hạ). - Thiên nhiên thay đổi theo mùa: Lượng mưa và thời gian khô hạn ảnh hưởng đến thực vật, con người, thiên nhiên Xa-van, đồng cỏ cao là nét tiêu biểu cho môi trường nhiệt đới. 2. Đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa: - Nhiệt dộ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió. - Thời tiết diễn biến thất thường.
Đới lạnh:Giới thực vật và động vật, đặc biệt là động vật đặc biệt hơn ở các đới khác là về cách thích nghi với môi trường sống khắc nghiệt. - Động vật có 2 cách chống lại cái lạnh: + Chông lạnh chủ động: có lớp lông dày hoặc lớp mỡ dày dưới da, sống thành đàn đông đúc để sưởi ấm cho nhau. + Chống lạnh thụ động: ngủ đông để giảm tiêu hao năng lượng trong giai đoạn lạnh nhất, hoặc di cư đến nơi ấm áp hơn để tránh mùa đông. - Thực vật: khí hậu quá lạnh ở hai cực không thích nghi với đời sống của thực vật nên chúng chỉ phát triển trong thời gian ngắn ngủi mùa hạ và chủ yếu ở ven biển băng Bắc Cực. Ở Nam Cực không có thực vật vì quá lạnh.
Đới ôn hòa:Tính chất ôn hòa của khí hậu: không quá nóng và mưa nhiều như đới nóng, cũng không quá lạnh và ít mưa như đới lạnh. + Chịu tác động của cả các khối khí ở đới nóng lẫn các khối khí ở đới lạnh. + Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi tùy thuộc vào vị trí gần hay xa biển, vào vị trí gần cực hay gần chí tuyến. Nguyên nhân: do vị trí trung gian giữa đới nóng và đới lạnh. - Tính chất thất thường của thời tiết đới ôn hòa thể hiện ở: + Thời tiết có thể nóng lên hoặc lạnh đi đột ngột từ 10°c đến 15°c trong vài giờ khi có đợt không khí nóng từ chí tuyến tràn lên hay có đợt không khí lạnh từ cực tràn xuống. + Thời tiết có thể thay đổi nhanh chóng (từ nắng sang mưa hay tuyết rơi và ngược lại,...) khi có gió Tây mang không khí nóng ẩm từ đại dương thổi vào đất liền.