Trong lịch sử tồn tại và phát triển hàng nghìn năm, các nhà nước quân chủ và phong kiến ở Việt Nam đã nhận thức được vai trò của luật pháp và quan tâm, đầu tư cho việc ban hành pháp luật. Hệ thống pháp luật Việt Nam thời kỳ này gồm các bộ luật tổng hợp và các văn bản pháp luật khác như: Chiếu, Chỉ, Lệ, Lệnh, Dụ, Sắc…Trong đó, các bộ luật: Hình thư (thời Lý), Quốc triều Hình luật (thời Trần), Quốc triều Hình luật (gòn gọi là bộ luật Hồng Đức - thời Lê), và Hoàng Việt Luật lệ (gòn gọi là bộ luật Gia Long - Thời Nguyễn) là những bộ luật cổ tiêu biểu nhất được xây dựng và ban hành trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX). Theo các dữ liệu lịch sử, trong lịch sử lập pháp Việt Nam, Hình thư là bộ luật quốc gia thành văn đầu tiên, được ban hành dưới thời nhà Lý. Toàn thư chép: “năm 1042, Lý Thái Tông sai quan trung thư san định lệnh, châm chước những điều thời thế thông dụng, xếp thành môn loại, biên rõ điều mục, làm thành riêng quyển Hình thư một triều đại, để cho người xem dễ biết. Sách làm xong, chiếu ban ra cho thi hành. Dân đều lấy làm tiện 1 . Việc ban hành bộ luật Hình thư được đánh giá là một cột mốc quan trọng trong lịch sử lập pháp ở Việt Nam. Về mặt văn bản, Bộ luật này không còn bản gốc 2 , nhưng nội dung của nó còn được ghi chép lại trong sử cũ. Căn cứ vào những ghi chép trong sách Đại Việt sử ký toàn thư thì Hình thư là một sưu tập luật lệ có tính pháp điển. Về quy mô, theo Phan Huy Chú trong .Lịch triều hiến chương loại chí, Hình thư gồm 3 quyển.
Về nội dung, qua những ghi chép còn lại trong sử cũ, bộ luật có những quy định về tổ chức của triều đình, quân đội và hệ thống quan lại; quy định biện pháp trừng trị đối với những hành vi nguy hiểm cho xã hội; quy định một số vấn đề về sở hữu và mua bán đất đai, tài sản; quy định về thuế…Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, bộ luật Hình thư được ban hành để khẳng định quyền lợi.
Chúc bạn học tốt !
P/s: bn lấy làm tài liệu tham khảo thôi nha !!!