Hợp thành của một phép tịnh tiến và phép đối xứng tâm là phép biến hình nào trong các phép biến hình sau đây: A.Phép đối xứng trục. B.Phép đối xứng tâm. C.Phép quay. D.Phép đồng nhất.
Phương pháp giải: - Biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến theo \(\overrightarrow v \left( {a;b} \right)\): \(\left\{ \begin{array}{l}x' = x + a\\y' = y + b\end{array} \right.\). - Biểu thức tọa độ của phép đối xứng tâm \(I\left( {a;b} \right)\): \(\left\{ \begin{array}{l}x' = 2a - x\\y' = 2b - y\end{array} \right.\). Giải chi tiết:Gọi \(A\left( {x;y} \right)\) , \(\overrightarrow u = \left( {a;b} \right)\), \(I\left( {m;n} \right)\). \(A' = {T_{\overrightarrow u }}\left( A \right)\) \( \Rightarrow A'\left( {x + a;y + b} \right)\). \(A'' = {D_I}\left( {A'} \right) \Rightarrow A''\left( {2m - a - x;2n - b - y} \right)\). Gọi \(J\left( {m - \dfrac{a}{2};n - \dfrac{b}{2}} \right)\), khi đó ta có \({D_J}\left( A \right) = A''\). Vậy hợp thành của một phép tịnh tiến và một phép đối xứng tâm là 1 phép đối xứng tâm. Chọn B.