1. Sử dụng ngón tay trỏ và giữa để đo
Duỗi thẳng ngón tay trỏ và ngón giữa, để sát và song song với nhau (như hình). Không sử dụng ngón tay cái vì ngón cái có mạch riêng.
Cách tìm nhịp tim: Áp sát mặt trong của 2 ngón tay bên này vào mặt trong của cổ tay bên kia – chỗ có những nếp gấp cổ tay (hai tay ngược nhau). Bấm nhẹ vào đó cho đến khi bạn cảm thấy mạch đập. Nếu cần thiết, có thể di chuyển ngón tay xung quanh đó cho đến khi bạn cảm thấy nhịp đập.
- Tìm mạch ở động mạch cảnh:
Để tìm được nhịp của động mạch cảnh phía sau cổ: đặt hai ngón tay vào một bên cổ nơi giao giữa khí quản và các cơ lớn ở cổ. Bấm nhẹ cho đến khi bạn cảm thấy nhịp đập.
2. Kiểm tra và ghi lại nhịp tim của bạn
Hãy đeo một chiếc đồng hồ trên tay mà bạn dùng để sờ mạch (như hình). Hãy chú ý tỷ lệ của các nhịp đập, đó chính là số nhịp mỗi phút.
- Nếu bạn không có đồng hồ đeo tay có thể thay thế bằng một chiếc đồng hồ để bàn hoặc báo thức trong tầm mắt để tiện theo dõi. Hệ thống y tế Cleveland Clinic khuyên bạn đếm số nhịp trong 15 giây và nhân với bốn để có được nhịp tim mỗi phút.
- Nhịp tim của bạn là: (nhịp đập trong 15 giây) x 4 = (nhịp tim của bạn). Bạn cũng có thể đếm số nhịp trong 30 giây và nhân 2.
3. Xác định nhịp tim bình thường của bạn.
Đối với người lớn, nhịp tim bình thường dao động trong khoảng 60-100 nhịp/phút. Với trẻ dưới 18 tuổi, nhịp tim bình thường là 70-100 nhịp/ phút. Đây là nhịp tim khi nghỉ ngơi. Sau khi đo nhịp tim như hướng dẫn ở trên, hãy so sánh nhịp tim của mình với giới hạn này để biết nhịp tim của bạn có đang ở mức bình thường hay không.
4. Kiểm tra độ mạnh yếu của nhịp tim
Bạn không thể tính toán được độ mạnh yếu của nhịp tim. Đó chỉ có thể là bạn tự cảm thấy nhịp đập "yếu", "mờ nhạt", "mạnh mẽ", hay "vừa phải".
5. Kiểm tra nhịp đập – nhịp bỏ
Đây là một phép đo nhịp đập và nhịp nghỉ. Nếu nhịp tim của bạn ổn định, nó phải đập đều đặn. Nếu bạn phát hiện thấy một nhịp đập trạng thái tĩnh nào đó hay sự bất thường khác thì có thể đó là dấu hiệu cảnh báo của rối loạn nhịp tim.
Phần 2: Cần làm gì nếu bạn không thể đo được nhịp tim?
1. Tìm vị trí có nhịp đo
Thay vì đặt ngón tay trên cổ tay, bạn hãy đặt chúng ở những nơi khác nhau và dừng lại ở mỗi vị trí trong năm giây để xem có thấy nhịp hay không.
Tìm vị trí có nhịp để đo
2. Hãy thử thay đổi lực của các ngón tay trên cổ tay
Đôi khi bạn phải ấn mạnh hơn 1 chút sẽ thấy mạch đập.
3. Hãy thử trỏ cánh tay hướng xuống phía dưới sàn nhà
Sự thay đổi hướng dòng máu có thể giúp bạn tìm thấy mạch đập.
Phần 3: Tìm nhịp tim tối đa và nhịp tim mục tiêu
1. Tìm nhịp tim tối đa tiềm năng của bạn.
Nhịp tim tối đa tiềm năng tức là nhịp tim cao nhất bạn có thể đạt được. Nó sẽ giúp cho việc xác định nhịp tim mục tiêu khi bạn luyện tập.
Công thức nhịp tim tối đa tiềm năng : bạn chỉ cần lấy con số 220 - (độ tuổi của bạn) = (dự đoán nhịp tim tối đa).
- Hãy thử vận động mạnh trong 30 phút và sau đó kiểm tra nhịp tim ngay lập tức (hoặc kiểm tra ngay trong khi tập). So sánh nhịp tim tối đa thực sự với nhịp tim tối đa tiềm năng. Các con số cần được tương đối giống nhau.
- Nếu bạn đo nhịp tim trong khi tập thì chân phải luôn chuyển động
2. Tìm nhịp tim mục tiêu
Nhịp tim mục tiêu= 50-85% nhịp tim tối đa. Vì mọi người đều có một mức độ tập thể dục khác nhau nên sẽ giao động trong khoảng từ 50-85%.
Phần 4: Những khuyến cáo và cảnh báo
- Nếu bạn thấy xuất hiện những bất thường, bạn cần đi khám bệnh sớm nhất có thể.
- Để đo nhịp tim chính xác nhận, bạn hãy chọn một tư thế thoải mái. Nếu đang tập thể dục, bạn có thể nằm trên sàn nhà trong một phút trước khi đo nhịp tim.
- Ứng dụng điện thoại thông minh có chức năng đo nhịp tim, bạn chỉ cần cài đặt ứng dụng và làm theo hướng dẫn (thường là giữ một ngón tay cố định qua ống kính máy ảnh).
- Khi đo nhịp tim, bạn đừng cùng lúc ấn vào cả hai động mạch cảnh ở cổ, vì nó sẽ làm giảm lưu thông máu đến não.
- Không nhấn quá mạnh trên cổ của bạn, do nó có thể kích thích cơ chế phản xạ có thể làm chậm tim.