Nhóm máu A khá phổ biến, chiếm 34.83%, chỉ đứng sau nhóm máu O về sự phổ biến, được đặc trưng bởi sự hiện diện của kháng nguyên A trên các tế bào hồng cầu, và kháng thể B trong huyết tương.
Đọc ngay: Nhóm máu RH- khi mang thai là gì?
Vì vậy, người có nhóm máu A có thể:
Cho người có nhóm máu A và người có nhóm máu AB.
Nhận máu từ người có nhóm máu O và A. 2. Nhóm máu B Đây là nhóm máu khá hiếm, chiếm 13.61%, chỉ đứng sau nhóm máu AB. Nó chứa các kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu, và kháng thể A (để tấn công kháng nguyên A) trong huyết tương. Vì vậy, người có nhóm máu B có thể:
Cho, hiến tặng máu cho người có nhóm máu B, người có nhóm máu AB.
Nhận máu truyền từ những người có nhóm máu B hoặc O. 3. Nhóm máu AB Khác với nhóm máu O, nhóm máu AB không phổ biến, chỉ chiếm 7.14%. Nhóm máu AB được đặc trưng bởi có cả kháng nguyên A và B trên tế bào hồng cầu, và không có kháng thể trong huyết tương. Vì vậy, người có nhóm máu AB có thể:
Cho, hiến tặng máu cho những người có nhóm máu AB.
Nhận máu truyền từ tất cả những người có nhóm máu A, B, AB, O.
4. Nhóm máu O
Nhóm máu O là nhóm máu phổ biến nhất, chiếm 44.42%. Nhóm máu O không có kháng nguyên A cũng không có kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu, nhưng lại có cả hai kháng thể A và B trong huyết tương.
Vì vậy, người có nhóm máu O có thể:
Cho, hiến tặng máu cho tất cả các nhóm máu còn lại là A, B, AB, O.