“Khám phá vĩ đại nhất của con người chính là việc chúng ta có thể thay đổi cuộc sống của mình chỉ bằng cách thay đổi thái độ sống” ( William James ), qua câu nói này, chúng ta có thể thấy William James nhấn mạnh và coi trọng vai trò của việc đối xử với cuộc đời mình với thái độ sống hợp lý. Và theo tôi, đó là sự trân trọng. Vậy, trân trọng là gì? Trân trọng là thái độ tỏ ý quý mến, lịch sự, coi trọng với một sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó. Như vậy, việc trân trọng cuộc đời mình có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta. Tại sao chúng ta phải trân trọng cuộc đời mình? Thực ra, cuộc đời của mỗi người hoàn toàn không giống nhau, chúng ta trở nên như thế nào tùy thuộc vào suy nghĩ của chính mình. Thái độ sống là chiếc khung định hướng cho những suy nghĩ của chúng ta, là cách nhìn – bao gồm cả những ý tưởng và cảm nhận của chúng ta về chính bản thân mình, về những người chung quanh, về hoàn cảnh và về cuộc sống nói chung.Một cách tổng quát, người có thái độ tích cực luôn mong đợi những điều tốt, còn kẻ có thái độ tiêu cực chỉ hướng đến những điều bi quan mà thôi.Thái độ sống của chúng ta có tác động giống như thỏi nam châm. Những suy nghĩ của chúng ta, dù tích cực hay tiêu cực sẽ định hướng hành động của chúng ta. Hiện tại mà chúng ta đang có hôm nay là kết quả của những thái độ ứng xử mà chúng ta đã chọn trước đây. Do đó, nếu muốn thay đổi hiện tại của mình thì điều đầu tiên chúng ta cần thiết phải làm ngay là tìm cách thay đổi cách nhìn của mình ở những vấn để đang rắc rối nhất và đang không tìm được lời giải. Để làm được điều này, ta phải biết trân trọng cuộc đời của chính bản thân mình. Đầu tiên, chúng ta phải có cách cư xử hợp lí với mọi người xung quanh, với chính cuộc đời này. Một điều tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại rât khó để thực hiện được, đó chính là sự tôn trọng. Khi ta biết tôn trọng, thế giới sẽ tốt đẹp hơn và chúng ta sẽ sống thanh thản hơn. Bên cạnh đó, ta phải có thái độ sống tích cực hơn nữa. Như chúng ta đã biết, nhà tâm lý học nổi tiếng Victor Frankl, là khi xưa là một trong hàng triệu người Do Thái bị nhốt trong trại tập trung Đức quốc xã trong Thế chiến thứ 2. Chế độ Hitler đã tước đi của ông một gia đình hạnh phúc, một ngôi nhà xinh xắn, một công việc đầy hứa hẹn.Ông bị ném vào trại tù, nơi ông bị buộc phải trở thành một trong những con người hèn kém nhất.Frankl tận mắt chứng kiến người bạn của mình bị giết, nhiều người đã phải tự tử, trong khi những người khác đang mất dần ý chí sống còn. Sau này, Frankl viết lại trong cuốn sách của ông rằng: giữa sự tàn bạo và đau đớn, điều làm cho ông bực bội và thất vọng nhất là nhìn thấy những người bạn tù cho rằng mình chẳng còn lý do và cơ hội nào để được tồn tại nữa, và rồi họ nhụt dần ý chí và chấp nhận từ bỏ cuộc sống như một sinh vật sắp vào lò sát sinh. Ông nhận ra rằng có một điều mà trại tập trung không thể nào tước đi được – đó là việc lựa chọn cho mình một thái độ sống, một ý chí – đây cũng chính là điều có thể giữ vững khát vọng sống của ông, bất kể hoàn cảnh xấu đến thế nào. Victor Frankl không chỉ đã sống sau khi trải qua sự tàn bạo của trại tập trung và của cả cuộc chiến, mà sau này ông còn trở thành một trong những nhà tâm lý học được kính trọng nhất thế giới. Victor Frankl là minh chứng hoàn hảo cho thái độ trân trọng với cuộc sống của bản thân. Thế nhưng, trong xã hội của chúng ta, vẫn còn một bộ phận những con người không có thái độ trân trọng với cuộc sống của họ. Họ không học cách cư xử hợp lý với thế giới này, họ mang trong mình thái độ sống quá tiêu cực nên không bao giờ tìm ra cách giải quyết thỏa đáng với những biến cố trong cuộc sống mà chỉ phó mặc cho số phận. Một lần nữa, tôi khẳng định rằng, thái độ trân trọng cuộc đời mình là vô cùng quan trọng. Nó sẽ giúp chúng ta được sống trong một thế giới tốt đẹp hơn, nhiều niềm vui hơn và giúp ta sống thanh thản hơn, bởi: Mỗi người nhận được từ cuộc đời những gì mà mình đã bỏ vào đó" ( Charlie Chaplin).
Chúc bạn học tốt !!!