A,MB
- giới thiệu quan điểm: Như một hòn đá lăn, ít nhất là không để bị đá bám rêu
- Khái quát nội dung quan điểm: Lấy hình ảnh hòn đá để nói lên bài học cho con người rằng, con người trong cuộc sống cần luôn luôn chuyển động, luôn luôn làm việc và hành động. Nếu không sẽ hoàn toàn thụ động và bị những áp lực bủa vây và kìm hãm
B, TB
1, giải thích.
- Hòn đá lăn là hình ảnh con người trong cuộc sống. Mỗi cá nhân trong cuộc sống dù là ai, dù đứng ở vị trí nào và làm công việc gì thì cũng đều cần sự hoạt động, hành động và chí hướng mà bản thân sẽ đi.
- Rêu là tượng trưng cho những khó khăn, cho những suy nghĩ tiêu cực, suy nghĩ thụ động và ỷ lại, dậm chân tại chỗ.
--> Thật vậy, chỉ khi con người ta thực sự hành động và làm việc mỗi ngày, ta biết được cái hướng mà mình sẽ đi thì chúng ta sẽ tránh được những khó khăn ngáng đường và kìm hãm.
2, Bàn luận
- Trong cuộc sống, dù cho thân thể ta có đứng yên thì tâm trí và suy nghĩ trong ta vẫn luôn chuyển động. Có quan điểm triết học là "Tôi tư duy, tôi tồn tại". Những suy nghĩ, những sự biến động trong con người làm cho chúng ta xác định được phương hướng và cách thức hành động. Mọi việc làm chủ động cùng một phương hướng rõ ràng sẽ làm cho chúng ta đạt được thứ mình muốn và thành công. Những tấm gương của những doanh nhân thành đạt đã chỉ ra, họ chỉ thành công khi có một phương hướng rõ ràng và làm việc nỗ lực không ngừng.
--> Sự thành công đến từ việc có tư duy riêng, có sự biến động trong tâm trí để mà cố gắng và nỗ lực, chứ không ỷ lại vào kẻ khác.
- Trái lại, nếu như con người luôn ỷ lại vào người khác, luôn dậm chân và buông thả bản thân được an nhàn, không thay đổi thì sẽ bị những giới hạn giam hãm và chẳng thể tạo ra được điều gì đột phá trong cuộc sống. Vì cuộc sống thay đổi từng phút từng giây, nên con người cũng cần phải tư duy và làm việc từng phút từng giây. Có làm việc thì giống như hòn đá lăn, chính là ít nhất cũng sẽ không bị những cái rêu bám vào.
C, KB
Cảm nghĩ của em
****
BÀI LÀM
Có quan điểm cho rằng "Như một hòn đá lăn, ít nhất là không để bị đá bám rêu". Theo em, đây là một quan điểm có giá trị vì lấy hình ảnh hòn đá, người nói đã khuyên bài học cho con người là cần luôn chuyển động, luôn hành động và làm việc. Nếu không ta sẽ hoàn toàn thụ động và bị những áp lực ngăn cản và kìm hãm. Quan điểm trên là một quan điểm sâu sắc về thái độ sống và làm việc mà con người cần có trong xã hội ngày nay.
Hòn đá lăn là hình ảnh con người trong cuộc sống. Mỗi cá nhân trong cuộc sống dù là ai, dù đứng ở vị trí nào và làm công việc gì thì cũng đều cần sự hoạt động, hành động và chí hướng mà bản thân sẽ đi. Còn rêu là tượng trưng cho những khó khăn, cho những suy nghĩ tiêu cực, suy nghĩ thụ động và ỷ lại, dậm chân tại chỗ. Thật vậy, chỉ khi con người ta thực sự hành động và làm việc mỗi ngày, ta biết được cái hướng mà mình sẽ đi thì chúng ta sẽ tránh được những khó khăn ngáng đường và kìm hãm.
Trong cuộc sống, dù cho thân thể ta có đứng yên thì tâm trí và suy nghĩ trong ta vẫn luôn chuyển động. Có quan điểm triết học là "Tôi tư duy, tôi tồn tại". Những suy nghĩ, những sự biến động trong con người làm cho chúng ta xác định được phương hướng và cách thức hành động. Mọi việc làm chủ động cùng một phương hướng rõ ràng sẽ làm cho chúng ta đạt được thứ mình muốn và thành công. Những tấm gương của những doanh nhân thành đạt đã chỉ ra, họ chỉ thành công khi có một phương hướng rõ ràng và làm việc nỗ lực không ngừng. Sự thành công đến từ việc có tư duy riêng, có sự biến động trong tâm trí để mà cố gắng và nỗ lực, chứ không ỷ lại vào kẻ khác. Trái lại, nếu như con người luôn ỷ lại vào người khác, luôn dậm chân và buông thả bản thân được an nhàn, không thay đổi thì sẽ bị những giới hạn giam hãm và chẳng thể tạo ra được điều gì đột phá trong cuộc sống. Vì cuộc sống thay đổi từng phút từng giây, nên con người cũng cần phải tư duy và làm việc từng phút từng giây. Có làm việc thì giống như hòn đá lăn, chính là ít nhất cũng sẽ không bị những cái rêu bám vào.
Tóm lại, quan điểm trên là một quan điểm sâu sắc về thái độ sống và làm việc cần có ở mỗi người. Chỉ khi mỗi cá nhân thực sự làm việc, có tư duy chủ động thì ta mới đem được những giá trị riêng của chúng ta thoát ra khỏi chiếc hộp giới hạn được.