Nấm có 3 hình thức sinh sản: - sinh sản tử cơ quan sinh trưởng: Nấm hình thành các dạng bào tử: bào tử hậu (Chlamydospore), bào tử phấn (Oidium), bào tử chồi (Blastospore), bào tử khí (Arthrospore). - Sinh sản Vô tính: + Sinh sản vô tính nội sinh: bào tử vô tính được hình thành bên trong cơ quan sinh sản vô tính là bọc. Kiểu này tạo 2 loại bào tử: Bào tử bọc không có lông roi Bào tử động có 2 lông roi di động được + Sinh sản vô tính ngoại sinh: cơ quan sinh sản là cành bào tử phân sinh (conidiophore) và tạo ra các bào tử phân sinh (conidium) ở bên ngoài Cành bào tử phân sinh có cấu tạo và hình thái rất khác nhau: đơn bào, đa bào, phân nhánh hoặc không phân nhánh, có thể mọc riêng rẽ hoặc thành cụm; có thể hình thành trên hoặc trong 3 loại cấu trúc là bó cành, đĩa cành và quả cành. Bào tử phân sinh: đa dạng Số tế bào:đơn bào, đa bào Hình dạng: cầu/trứng, nụ sen, trăng khuyết, hạt dưa, quả mướp, đuôi chuột, lựu đạn... Màu sắc: trong, màu đâm Cách hình thành: đơn độc, chuỗi... - Sinh sản hữu tính của nấm: Rất phức tạp, là hiện tượng phối giao giữa các tế bào giao tử hoặc các bộ phận sinh sản đặc biệt của nấm với nhau theo kiểu đẳng giao và bất đẳng giao. Sinh sản hữu tính ĐẲNG GIAO. Đẳng giao di động: là quá trình giao phối giữa 2 giao tử có hình dạng kích thước hoàn toàn giống nhau, là các bào tử động có lông roi di động được để thành hợp tử (zygote). Đẳng giao bất động: là quá trình tiếp hợp giữa tế bào của 2 sợi nấm hoàn toàn giống nhau về hình dạng và kích thước tạo thành bào tử tiếp hợp (zygospore). Sinh sản hữu tính BẤT ĐẲNG GIAO Nấm sinh sản bằng các cơ quan sinh sản khác nhau cả về hình thái và chức năng. Các ngành nấm khác nhau tạo ra các bào tử hữu tính khác nhau: Ngành nấm trứng Ngành nấm túi Ngành nấm đảm Nấm trứng: Trên sợi nấm sinh ra các cơ quan sinh sản riêng biệt là bao trứng (oogonium) và bao đực (antheridium). Sau khi phối giao thì toàn bộ nhân và chất tế bào của bao đực dồn sang bao trứng thụ tinh và hình thành một bào tử trứng (oospore) Sinh sản hữu tính của nấm túi: Cơ quan sinh sản là bao đực (antheridium) và bao cái (ascogonium=carpogonium). Sự phối giao: bao cái hình thành vòi bao cái (trichogyne) tiếp xúc với bao đực. Nhân từ bao đực chuyển sang bao cái. Hình thành sợi sinh túi (ascogenous hyphae) trên bao cái Sự hình thành túi và bào tử túi: Trên sợi sinh túi: hình thành móc (crozier), tế bào mẹ túi (ascus mother cell). Trên tế bào mẹ túi, nhân đực và nhân cái (đều là đơn bội ) hợp nhân (hạch phối) để tạo thành nhân lưỡng bội. Sinh sản hữu tính của nấm túi: Sự hình thành túi và bào tử túi: Trên tế bào mẹ túi: nhân lưỡng bội phân bào giảm nhiễm + nguyên nhiễm 1 lần để tạo 8 bào tử hữu tính gọi là bào tử túi (ascospore); tế bào mẹ túi trở thành túi (ascus). Sinh sản hữu tính của nấm đảm: Không có cơ quan sinh sản riêng biệt mà cơ quan sinh sản là đảm được hình thành trên sợi nấm hai nhân. Đảm là một tế bào hai nhân đơn bội. Nhân đơn bội hạch phối thành nhân nhị bội rồi giảm nhiễm tạo 4 nhân đơn bội và hình thành 4 bào tử hữu tính gọi là bào tử đảm