Đế quốc của người Frank bao trùm Tây Âu suy yếu (TK 9-10,xem bản đồ) do các vua chỉ vì tranh giành ngôi vị và sự tấn công liên tiếp của các rợ bên ngoãi, dẫn đến tình trạng các vị vua đó không dủ sức bảo vệ dân chúng nữa.Trong đế quốc đầy rẫy cảnh hỗn loạn, mà nạn nhân là kẻ yếu (cả dân lẫn quý tộc). Các đại địa chủ, tức các lãnh chúa, bắt đầu tổ chức quân lực riêng của lãnh tổ mình để tự vệ.Từ đó thành trì phong kiến mọc lên như nấm. Dân chúng đua nhau đến xin các lãnh chúa che chở. Ai muốn được che chở phải kí tờ cam kết cịu lệ thuộc kẻ che cở. Đối với lãnh địa của lãnh chúa, quyền lực của vua rất kém, thậm chí mất hiệu lực. Lâu ngày người cầm đầu lấn át quyền vua, làm chính trị, tiếm ngôi và có thể lên làm vua...
Theo ý kiến của nhà nghiên cứu Nguyễn Hiến Lê, phong kiến của phương Đông và "féodalité" của phương Tây thực chất không giống nhau:
Thời Trung cổ, ở phương Tây (như Pháp chẳng hạn) cũng có chế độ féodalité mà ta dịch là phong kiến, nhưng sự thực thì féodalité khác phong kiến Trung Hoa. Thời đó vua chúa của phương Tây suy nhược, các rợ (như Normand, Germain, Visigoth) ở chung quanh thường xâm lấn, cướp phá các thành thị, đôi khi cả kinh đô nữa, rồi rút lui. Các gia đình công hầu thấy sống ở kinh đô không yên ổn, triều đình không che chở được cho mình, phải dắt díu nhau về điền trang của họ, xây dựng những đồn luỹ kiên cố, chung quanh có hào; họ đúc khí giới, tuyển quân lính để chống cự với giặc. Nông dân ở chung quanh đem ruộng đất tặng lãnh chúa hoặc sung vào quân đội của lãnh chúa để được lãnh chúa che chở. Do đó mà một số lãnh chúa khá mạnh, đất rộng, quân đông, họ hợp lực nhau đem quân cứu triều đình, được phong tước cao hơn, có khi lấn áp nhà vua nữa, và sau triều đình phải tốn công dẹp họ để thống nhất quốc gia. Nguyên nhân thành lập chế độ phong kiến ở Đông và Tây khác nhau như vậy nên không thể so sánh với nhau được.