Đọc truyện. Kể chuyện cần đảm bảo những chi tiết nào?-Đọc chú thích ?Cho biết vài nét về TG?
( những câu này tìm trong sách nhé !! )
Truyện “Buổi học cuối cùng”diễn ra trong bối cảnh như thế nào ?
Truyện lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử: sau cuộc chiến tranh Pháp- Phổ năm 1870- 1871, nước Pháp thua trận phải cắt vùng Andát và Loren ( hai vùng tiếp giáp với Phổ ) cho Phổ ( Đức ).
⇒ Các trường ở đây bị buộc phải học tiếng Đức.
Em hiểu gì về nhan đề của truyện ?
Tác phẩm phần nào hé lộ cho độc giả biết nội dung chính của tác phẩm. Đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng của người dân Pháp, chính vì thế mà xuyên suốt tác phẩm là những tâm sự của người dân vốn là xứ sở của loại rượu vang nổi tiếng này.
Truyện được chia làm mấy đoạn ? Nội dung từng đoạn ?
Truyện được chia làm 3 đoạn:
- Đoạn 1: từ đầu ... vắng mặt con (Phrăng trên đường tới trường)
- Đoạn 2: tiếp theo ...cuối cùng này (Diễn biến buổi học cuối cùng)
+ Cảnh lớp học và thầy Ha-men.
+ Tâm trạng của Phrăng.
+ Thái độ cư xử của thầy Ha-men.
+ Thầy Ha-men tiếp tục giảng bài, hướng dẫn viết tập.
- Đoạn 3: còn lại (Giờ học kết thúc với hành động đột ngột của thầy Ha-men.
Truyện được kể theo ngôi mấy? Việc chọn ngôi kể có tác dụng gì?
- Truyện được kể theo lời của học trò Phrăng, kể ở ngôi thứ nhất.
- Tác dụng: Khi nhân vật tự kể chuyện mình, tác phẩm sẽ có được sự gần gũi, chân thành, đảm bảo tính trung thực đối với người nghe. Mặt khác, dường như dụng ý của tác giả là đem đến cho tác giả một bài học sâu sắc, bài học vỡ lòng về những tư tưởng lớn từ những rung động đầu đời của cách nhìn nhận của một ánh mắt trẻ thơ. Chính bởi ý nghĩa thứ hai này mà câu chuyện trở nên cảm động sâu sắc, thấm thía vì bao nhiêu vấn đề nghiêm trọng của lịch sử, của nhân dân đặt lên đôi vai bé nhỏ, thơ ngây của em bé thuở cắp sách tới trường. " Điểm nhìn " này là một sáng tác độc đáo của nhà văn.
Ai là nhân vật chính của truyện ?
Cậu bé Phrăng và thầy Ha-men.
Vào buổi sáng diễn ra buổi học cuối cùng trên đường tới trường và khi đến trường, Phrăng đã quan sát thấy những gì?Những chi tiết ấy cho thấy điều gì? (So với ngày thường: ồn ào như vỡ chợ ) ?
Trước trụ sở xã có dán cáo thị. Quang cảnh ồn ào trước bảng cáo thị như ngầm báo hiệu điêù gì đó ko bình thường, chẳng lành. Trường bình lặng như một buổi sáng Chủ nhật. Trong lớp có dân làng ngồi lặng lẽ, buồn rầu. Vào lớp muộn thầy ko quở trách ⇒ Báo hiệu về cái gì nghiêm trọng, khác lạ của ngày hôm ấy, của buổi học hôm ấy.
(Đó là vùng Andát của Pháp đã rơi vào tay nước Đức, việc học tập ko còn đc như trước nữa, tiếng Pháp sẽ ko còn được dạy trong trường nữa).
Trước những cảnh ấy Phrăng có tâm trạng ra sao ? ? Phân tích diễn biến tâm trạng Phrăng trong buổi học cuối cùng qua thái độ đối với việc học tiếng Pháp và thái độ với thầy Ha men?
- Khi đc bt đây là buổi học cuối cùng:
+ Choáng váng, sững sờ → bị bất ngờ, xúc động.
+ Nuối tiếc về sự lười nhác học tập và sự ham chơi của mình.
+ Ân hận khi ko thuộc bài
- Khi thầy giảng:
+ Chú ý nghe: thấy rõ ràng, dễ hiểu(trước đây thấy rắc rối, phức tạp, khó hiểu)
+ Thấy yêu thầy, biết ơn thầy.
+ Nhớ mãi buổi học cuối cùng này.
- Phrăng đã hiểu đc ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp, tiếng mẹ đẻ → tha thiết muốn đc học tập, yêu tiếng nói của dân tộc → yêu nước.
Qua các chi tiết em có nhận xét gì về N/thuật m/tả n/vật Phrăng ? ? Phrăng là chú bé như thế nào?
- Phrăng ko chỉ giữ chức năng người kể chuyện mà còn có vai trò quan trọng ( cùng thầy thể hiện chủ đề và tư tưởng ): đó là nỗi đau mất nước, mất tự do, ko đc nói tiếng mẹ đẻ. Tư tưởng ấy đc thể hiện qua lời thầy nhưng trở nên thấm thía, gần gũi qua diễn biến, nhận thức và tâm trạng của chú bé còn ngây thơ.
Tìm những chi tiết miêu tả trang phục của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng? ? Thái độ của thầy khi Phrăng đến lớp muộn?Lời nói về tiếng Pháp?Tìm những chi tiết miêu tả hành động của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng? ? Em hiểu gì về lời thầy nói về tiếng Pháp? Tác giả dùng NT gì? PT cái hay của phép tu từ đó?
- Trang phục: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, mũ lụa đen thêu → trang phục đẹp, trang trọng chỉ dành cho ngày lễ, càng chứng tỏ sự hệ trọng, thiêng liêng của buổi học.
- Thái độ: ko giận dữ, dịu dàng nhắc nhở, không trách phạt. Nhiệt tình giảng giải bài học, như muốn truyền hết hiểu bt của mình cho học sinh.
- Lời nói: tâm niệm của thầy:"Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm đc chìa khóa chốn lao tù".
- Nghệ thuật: so sánh( khẳng định sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc, sức sống của dân tộc nằm trong tiếng nói- đó là biểu hiện của lòng yêu nước. Tiếng nói dân tộc là tài sản dân tộc vô giá, đc vun đắp qua hàng nghìn năm → Phải biết yêu quý, nắm vững, giữ gìn tiếng nói của dân tộc mình, nhất là đất nước rơi vào vòng nô lệ. Nó ko chỉ là tài sản quý báu của dân tộc mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập tự do.
Những cử chỉ, hành động, lời nói cho thấy tâm trạng gì của thầy?
Sự xúc động, đau đớn trong lòng thầy lên đến cực điểm → lòng yêu nước sâu sắc.