1. Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai dãi nắng dầm sương,
Nhớ ai tát nước bên đường hôm mai.
- Các dấu câu ( dấu phẩy, dấu chấm ) có tác dụng ngắn quãng câu , và kết thúc ý được nói đến trong câu
2. Về mặt ngữ pháp, bài ca dao trên có hai câu
Câu 1 :
CN1 : Anh
VN1 : đi
CN2 :anh
VN2 : nhớ quê nhà,Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
Câu 2 :
CN 1 : Nhớ ai
VN1 : dãi nắng dầm sương,
CN2 : Nhớ ai
VN2 : tát nước bên đường hôm mai.
- Các vế câu ghép có quan hệ ngang bằng với nhau
3. Bài thơ bộc lộ tình cảm yêu quý và nhớ quê hương da diết của nhân vật trữ tình. Nhân vật trữ tình được nhắc đến là người đi xa . Người đi xa bộc lộ tình cảm của mình là dẫu sống nơi đất khách quê người nhưng lòng luôn hướng về quê nhà. Nhớ quê nhà là nhớ những gì quen thuộc trong cuộc sống nghèo khó nhưng đầy ắp tình nghĩa. Theo quy luật tâm lí thì quê hương càng trở nên đáng yêu đáng nhớ hơn khi người ta sống xa quê. Và trong bài thơ, thực sự quê hương đã trở thành một phần kí ức không thể quên, theo nhân vật đến suốt cuộc đời.
4. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát