* Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông:
Vào cuối thời nguyên thủy, cư dân ở lưu vực những dòng sông lớn như sông Nin ở Ai Cập, Ơ-phơ-rat và Ti-gơ-rơ ở Lưỡng Hà, sông Ấn và sông Hằng ở Ấn Độ, Hoàng Hà và Trường Giang ở Trung Quốc... ngày càng đông. Đất ven sông vừa màu mỡ, vừa dễ trồng trọt. Nghề nông trồng lúa ngày càng phát triển và trở thành ngành kinh tế chính. Người ta cũng biết làm thủy lợi, đắp đê ngăn lũ, đào kênh, máng dẫn nước vào ruộng. Nhờ thế, con người có thể thu hoạch lúa ổn định hằng năm. Lúa gạo ngày càng nhiều. Trong xã hội bắt đầu xuất hiện kẻ giàu, người nghèo. Nhà nước ra đời. Từ cuối thiên niên kỉ IV đến đầu thiên niên kỉ III TCN, những quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên đã hình thành ở Ai Cập, vùng Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc ngày nay. Đây là những quốc gia xuất hiện sớm nhất trong lịch sử loài người.
* Sơ lược về tổ chức và đời sống kinh tế xã hội ở các quốc gia cổ đại phương Đông:
a, Đời sống kinh tế :
- Ngành kinh tế chính là nông nghiệp trồng lúa.
- Biết làm thuỷ lợi, đắp đê ngăn lũ, đào kênh máng dẫn nước vào ruộng.
b, Các tầng lớp xã hội : 3 tầng lớp chính :
- Nông dân công xã
- Quý tộc ( quan lại và tăng lữ)
- Nô lệ
c, Tổ chức bộ máy nhà nước : Vua (nắm mọi quyền hành) -> Quí tộc, quan lại -> Nông dân -> Nô lệ