- Nghiên cứu hiện đại cho thấy giun đất chứa chất Lumbriferin giúp thanh nhiệt, hạ sốt. Các thành phần đạm trong giun có tác dụng kháng Histamin, làm giãn khí quản. Điều này lý giải việc y học cổ truyền thường dùng địa long để trị hen suyễn, viêm phế quản, khó thở. Tuy nhiên, việc một ai đó tự ý ăn giun vì nghĩ rằng nó bổ dưỡng, có khả năng chữa bệnh lại rất nguy hiểm. Trong Đông y, người ta sử dụng giun đất để bào chế và đưa lại hiệu quả nhưng với một người bình thường mà cầm giun lên ăn có khi lại rước bệnh vào thân.
- Giun đất được phân vào bộ côn trùng. Một lương y cho biết, có nhiều thực nghiệm chứng minh các thành phần đạm có trong giun đất có tác dụng kháng histamin- giải độc. Thành phần trong giun đất còn có một độc tố là terrestro -lumbrolysin có thể gây co giật. Có lẽ nhờ thành phần này mà giun đất được dùng điều trị các chứng cấp mạn kinh phong theo nguyên tắc "lấy độc trị độc", nhưng phải theo liều lượng và phối hợp thuốc nghiêm cẩn. Trong Đông y, dược liệu địa long có vị mặn, hơi tanh, tính lạnh, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, bình can, chỉ suyễn, thông kinh lạc, lợi tiểu, hạ huyết áp, được dùng riêng với liều hằng ngày sắc uống hoặc dưới dạng bột.