Trong mạch dao động LC, cứ sau những khoảng thời gian t0 như nhau thì năng lượng trong cuộn cảm và trong tụ điện lại bằng nhau. Chu kì dao động riêng của mạch là A. 2t0 B. 4t0 C. 1/2t0 D. 1/4t0
chọn b vì sau khoảng thời gian t/4 thì năng lượng từ trường lại bằng năng lượng điện trường.
t0 = t/4 => t= 4t0
Một mạch dao động LC lí tưởng có C = 5 μF, L = 50 mH. Hiệu điện thế cực đại trên tụ là Umax = 6V. Khi hiệu điện thế trên tụ là U = 4V thì độ lớn của cường độ của dòng trong mạch là: A. i = 4,47 (A) B. i = 2 (A) C. i = 2 m A. D. i = 44,7 (mA)
Mạch dao động ; tụ C có hiệu điện thế cực đại là 4,8(V) ; điện dung C = 30(nF) ; độ tự cảm L= 25(mH) . Cường độ hiệu dụng trong mạch là: A. 3,72(mA) B. 4,28(mA) C. 5,20(mA) D. 6,34(mA)
Một khung dao động thực hiện dao động điện từ tự do không tắt trong mạch. Biểu thức hiệu điện thế giữa 2 bản tụ là: u = 60sin10000πt (V) , tụ C = 1µF. Bước sóng điện từ và độ tự cảm L trong mạch là: A. 6.104 m; 0,1H B. 6.103 m; 0,01H C. 6.104 m; 0,001H. D. 6.103 m; 0,1H
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng điện từ? A. Khi một điện tích điểm dao động thì sẽ có điện từ trường lan truyền trong không gian dưới dạng sóng. B. Điện tích dao động không thể bức xạ sóng điện từ. C. Tốc độ của sóng điện từ trong chân không nhỏ hơn nhiều lần so với tốc độ ánh sáng trong chân không. D. Tần số của sóng điện từ chỉ bằng nửa tần số điện tích dao động.
Dao động điện từ trong mạch LC là quá trình: A. biến đổi không tuần hoàn của điện tích trên tụ điện. B. biến đổi theo hàm mũ của cường độ dòng điện C. chuyển hoá tuần hoàn giữa năng lượng từ trường và năng lượng điện trường. D. bảo toàn hiệu điện thế giữa hai cực tụ điện.
Mạch điện xoay chiều AB gồm một cuộn dây không cảm thuần, một điện trở thuần và một tụ điện, mắc nối tiếp theo thứ tự đã nêu. Điểm M giữa cuộn dây và điện trở thuần. Đặt vào hai đầu mạch điện áp xoay chiều có tần số không đổi và giá trị hiệu dụng 200 V thì trong mạch có cộng hưởng điện. Lúc đó điện áp hiệu dụng trên đoạn AM là 160 V, độ lệch pha giữa điện áp hai đầu AM so với cường độ dòng điện trong mạch gấp đôi độ lệch pha giữa cường độ dòng điện so với điện áp hai đầu MB. Điện áp hiệu dụng hai đầu MB là A. 120 V
B. 180 V
C. 220 V
D. 240 V
Điện năng được truyền đi từ một máy phát đến một khu dân cư bằng đường dây tải một pha, với hiệu suất truyền tải 90%. Do nhu cầu tiêu thụ điện của khu dân cư tăng lên 11% nhưng chưa có điều kiện nâng công suất của máy phát, người ta dùng máy biến áp để tăng điện áp trước khi truyền đi. Coi hệ số công suất của hệ thống là không thay đổi. Tỉ số số vòng dây giữa cuộn thứ cấp và cuộn sơ cấp là: A. 8
B. 9
C. 10
D. 11
Một máy phát điện xoay chiều một pha có roto làm bằng nam châm điện có một cặp cực quay đều với tốc độ n vòng/phút. Một đoạn mạch RLC nối tiếp mắc vào hai cực của máy. Khi roto quay với tốc độ n1=30 vòng/phút thì dung kháng của tụ điện bằng R. Khi roto quay với tốc độ n2=40 vòng/phút thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu tụ điện đạt giá trị cực đại. Bỏ qua điện trở thuần của các cuộn dây phần ứng. Để cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch đạt giá trị cực đại thì roto phải quay với tốc độ bằng A. 50 vòng/phút
B. 120 vòng/phút
C. 24 vòng/phút
D. 34 vòng/phút
Điện năng được truyền từ một nhà máy điện A có công suất không đổi đến nơi tiêu thụ B bằng đường dây một pha. Nếu điện áp truyền đi là U và ở B lắp máy hạ áp với tỉ số giữa vòng dây cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp là k = 30 thì đáp ứng được20/ 21 nhu cầu điện năng của B. Bây giờ, nếu muốn cung cấp đủ điện năng cho B với điện áp truyền đi là 2U thì ở B phải dùng máy hạ áp có k bằng bao nhiêu? Coi hệ số công suất luôn bằng 1, bỏ qua mất mát năng lượng trong máy biến áp A. 63
B. 58
C. 53
D. 44
Cho mạch điện xoay chiều gồm RLC mắc nối tiếp, tần số có thể thay đổi được. Khi tần số là f1 và 4f1 thì công suất trong mạch bằng nhau và bằng 80% công suất cực đại mà mạch có thể đạt được. Khi tần số là 3f1 thì hệ số công suất của đoạn mạch bằng bao nhiêu? A. 0,53
B. 0,47
C. 0,96
D. 0,8
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến