Câu 1 :
Nếu viết câu như trên thì chưa đầy đủ để chở thành 1 câu hoàn chỉnh vì ở đây mới có thành phần trạng ngữ , chưa xuất hiện chủ ngữ và vị ngữ .
Câu : Khi trời trong , gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá .
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã ( so sánh)
Phăng mái trèo mạnh mẽ vượt trường giang . ( động từ mạnh )
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng ( so sánh )
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió . ( nhân hóa )
( Quê hương - Tế Hanh )
Câu 2 :
Các biện pháp nghệ thuật : so sánh và nhân hóa và 1 số động từ mạnh ( đánh dấu ở câu 1 )
=>Khắc họa đậm nét hình ảnh dân làng chài khi ra khơi đánh cá từ đó thể hiện khí thế mạnh mẽ , niềm hãnh diện và mong muốn đem thành quá về cho quê hương mình của những người dân nơi đây .
Câu 3 :
Buổi sáng , khi trời trong gió nhẹ nắng mai hồng , là lúc những con người lao động tại ngôi làng chài lưới bắt đầu công việc của mình . Từ hai câu thơ 3 và 4 , tác giả đã cho người đọc hình dung ra vẻ đẹp thanh tĩnh , gió mát, sóng không dữ dội mạ nhẹ nhàng lướt dài trên mặt biển . Với thời tiết như thế ấy có lẽ là khởi đầu cho một chuyến xa đi đầy tốt đẹp . Nếu hai câu thơ khởi đầu chuyến đi tinh tế bao nhiêu thì đến câu tiếp theo lạ khẻo khoắn bấy nhiêu . " Chiếc thuyền nhẹ ....... / Phăng mái chèo ....... " . Trong câu thơ , tác giả đã sử dụng những động từ mạnh " hăng " , " phăng " kết hợp với phép so sánh độc đáo " chiếc thuyền >< con tuấn mã " đã khiến cho bức họa ra khơi càng thêm tinh tế và đầy cá tính . Việc sử dụng động từ 'phăng" đã gợi tả sự khéo léo kết hợp với sự tinh tế và khỏe mạnh của người dân đánh cá . Sức lực , lòng nhiệt huyết tràn trề của những ng trai tráng như truyền vào con thuyền tạo nên khung cảnh đầy ấ tượng và không kém phần hoành tráng . " Cánh buồm ..... / Rướn thân trắng ..... " . Tế Hanh đã sử dụng hỉnh ảnh cánh buồm tượng trưng cho " mảnh hồn làng " có lẽ bởi cánh buồm ấy là miếng ăn của người dân nưi đây . Thuyền lướt ra khơi , cánh buồm từ từ được kéo lên rồi bất chợt căng phồng vì no gió . Những hình ảnh so sánh , gợi cảm được tác giả đưa vào bài thơ một cách tự nhiên , dung dị . Cánh buồm giường như có sức mạnh phi thường trong môi trường không khí rộng lến trên biển , nó hiện lên với vẻ đẹp kiêu hãnh , đầy tự hao . Không biết đã có bao nhiêu thi tứ được sinh ra từ cánh buồm ấy . Như vậy , chỉ bằng một khổ thơ , Tế Hanh đã vẽ nên hình ảnh người dân lao động dưới khí thế tràn trề và lòng khao khát đem lại ấm no cho quê hương chài lưới .