Ngô Tử Văn đã dám đốt đền. Đây là 1 hành động đầy ý nghĩa.Chàng đã dám đứng lên chống lại hồn ma tên tướng giặc đang hoành hành bấy lâu nay. Hành động đó vừa thể hiện sự khẳng khái, chính trực và dũng cảm vừa thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ qua việc diệt trừ tên giặc xâm lược hung bạo, bảo vệ thổ thần nước Việt.
Chi tiết diêm vương xử kện ở âm phủ là 1 chi tiết vô cùng quan trọng trong việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm. Nó thể hiện niềm tin của người trung đại về 1 thế giới khác bên cạnh cõi trần. Nó cũng đồng thời thể hiện khát vọng công lý chưa thực hiện được trong cuộc sống trần thế của người xưa. Đây là 1 bước ngoặt của câu chuyện, là chi tiết đẩy kịch tính truyện lên cao trào để Ngô Tử Văn có dịp bộc lộ bản lĩnh và khí phách của mình. Chàng trai trẻ đã dũng cảm đứng lên bảo vệ công lí và chính nghĩa, Vì thế chức Phán sự ở đền Tản Viên như là 1 sự thưởng công xứng đáng, có ý nghĩa noi gương cho người sau, khích lệ mọi người đứng lên chống cái ác và bảo vệ công lí.
BÀI NÀY MÌNH TỰ LÀM ĐẤY NHÁ, KHÔNG CHÉP MẠNG NHÉ. ĐÓ LÀ TỰ LỰC MÌNH :))