Rừng nước ta ngày càng suy giảm về diện tích và chất lượng,tỉ lệ che phủ thục vật dưới ngưỡng cho phép về mặt sinh thái, ¾ diện tích đất đai của nước ta(so với diện tích dất tự nhiên) là đồi núi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên rừng rất quan trọng trong việc cân bằng sinh thái.Đất có rừng phải được duy trì tối thiểu 50-60%, vùng đồi núi phải là 80-90%, vùng đầu nguồn sông suối phải là 100%.
Rừng ngập mặn với diện tích 450 nghìn ha có tác dụng cung cấp gỗ và than. ĐỒng thời có tác dụng giữ và cải tạo đất, là nơi cư trú và sinh sản của các loài thuỷ sinh.
Đát lâm nghiệp chiếm 30% diện tích đất tự nhiên(rừng tự nhiên 26%, rừng trồng 4%). Tỉ lệ che phủ còn dứơi tiêu chuẩn cho phép do uỷ ban Môi trường quốc tế đưa ra và áp dụng cho toàn cầu là 33%. Tỉ lệ che phủ ở tây bắc chỉ còn 13,5%, đông bắc còn 16,8%.Theo điều tra của năm 1993 , nước ta còn khoản 8,631 triệu ha rừng (trong đó có 5.169 ngàn ha rừng sản xuất kinh doanh , 2.800 ngàn ha rừng phòng hộ , 663.000 ha rừng đặc dụng) . rừng phân bố không đồng đều , tập trung cao nhất ở khu vực tây nguyên (dăk lăk 1.253 ngàn ha , gia lai 838.6000 ha ), kế là miền trung du phía bắc ( lai châu 229.000 ha) và thấp nhất ở đồng bằng sông cửu long ( an giang 100 ha)
Là một quốc gia đất hẹp người đông, Việt Nam hiện nay có chỉ tiêu rừng vào loại thấp, chỉ đạt mức bình quân khoảng 0,14 ha rừng, trong khi mức bình quân của thế giới là 0,97 ha/ người. Các số liệu thống kê cho thấy, đến năm 2000 nước ta có khoảng gần 11 triệu hecta rừng, trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 9,4 triệu hecta và khoảng 1,6 triệu hecta rừng trồng; độ che phủ của rừng chỉ đạt 33% so với 45% của thời kì giữa những năm 40 của thế kỉ XX. Tuy nhiên, nhờ có những nỗ lực trong việc thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, "phủ xanh đất trống đồi núi trọc" nên nhiều năm gần đây diện tích rừng ở nước ta đã tăng 1,6 triệu hecta so với năm 1995, trong đó rừng tự nhiên tăng 1,2 triệu hecta, rừng trồng tăng 0,4 triệu hecta. Ở nhiều tỉnh, rừng tự nhiên giàu còn lại rất thấp, như Lai Châu còn 7,88%, Sơn La 11,95%, và Lào Cai 5,38%. Sự suy giảm về độ che phủ rừng ở các vùng này là do mức tăng dân số đã tạo nhu cầu lớn về lâm sản và đất trồng trọt. Kết quả đã dẫn tới việc biến nhiều vùng rừng thành đất hoang cằn cỗi. Những khu rừng còn lại ở vùng núi phía Bắc đã xuống cấp, trữ lượng gỗ thấp và bị chia cắt thành những đám rừng nhỏ phân tán.
Trong mấy năm qua, diện tích rừng có chiều hướng tăng lên, 28,2% năm 1995 và cuối năm 1999 theo số liệu thống kê mới nhất thì độ che phủ rừng toàn quốc lên đến là 33,2%, trong đó:
1- Kon Tum 63,7%
2- Lâm Đồng 63,3%
3- Đắk Lắk 52,0%
4- Tuyên Quang 50,6%
5- Bắc Kạn 48,4%
6- Gia Lai 48,0%
7- Thái Nguyên 39,4%
8- Yên Bái 37,6%
9- Quảng Ninh 37,6%
10- Hà Giang 36,0%
11- Hoà Bình 35,8%
12- Phú Thọ 32,7%
13- Cao Bằng 31,2%
14- Lào Cai 29,8%
15- Lạng Sơn 29,3%
16- Lai Châu 28,7%
17- Bắc Giang 25,6%
18- Bình Phước 24,0%
19- Sơn La 22,0%.
Theo thống kê mới năm 2003 (Bảng IV. 2), diện tích rừng đến năm cuối 2002 đã đạt 35,8% diện tích tự nhiên, một kết quả hết sức khả quan. Chúng ta vui mừng là độ che phủ rừng nước ta đã tăng lên khá nhanh trong những năm gần đây, tuy nhiên chất lượng rừng lại giảm sút đáng lo ngại (Hình IV.1)
Những con số thống kê về tăng diện tích rừng tự nhiên trong bảng IV.2 đã phần nào nói lên điều đó. Diện tích rừng tự nhiên nước ta giảm dần từ 14,3 triệu ha năm 1945 đến 8,2525 triệu ha năm 1995, bỗng nhiên tăng lên 9,470737 triệu ha năm 1999 và đến năm 2002 là 9,865020 triệu ha, như vậy là trong 7 năm mỗi năm trung bình tăng hơn 230.000ha. Diện tích rừng tự nhiên tăng chủ yếu do sự phát triển của rừng tái sinh và rừng tre nứa. Tất nhiên với thời gian ngắn, các loại rừng đó chưa có thể thành rừng tự nhiên tốt được.