1.
Đặc điểm địa hình ở Bắc Mỹ được chia thành 3 khu vực địa hình: + Phía tây: - Hệ thống Cooc-đi-e cao, đồ sộ gồm nhiều dãy núi chạy song song, chạy dài từ alaska đến eo đất Trung Mỹ, dài 9000km độ cao trung bình 3000-4000. Xen giữa là các cao nguyên và bồn địa. + Ở giữa : - Đồng bằng trung tâm rộng lớn, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam. - Trên đồng bằng có các hồ rộng (hệ thống Hồ Lớn), nhiều sông ngòi (Mi-xi-xi-pi). + Phía đông : - Gồm sơn nguyên trên bán đảo Labrado và dãy núi cổ Apalat độ cao trung bình dưới 1500 mét.
2. *Bắc Mĩ: (*)Nông nghiệp:
+Nhờ có các điều kiện tự nhiên thuận lợi, khoa học kĩ thuật tiên tiến nên nông nghiệp Bắc Mĩ đạt trình độ cao.
+Sản xuất nông nghiệp ở Hoa Kì và Canada chiếm vị trí hàng đầu.
+Sản xuất nông nghiệp có sự phân hoá từ bắc xuống nam, từ tây sang đông.
(*)Công nghiệp:
+Có nền công nghiệp phát triển cao, đặc biệt là Hoa Kì và Canada.
+Chủ yếu tập trung ở vùng Hồ Lớn, ven Đại Tây Dương, vùng "Vành đai Mặt Trời" và ven vịnh Mêhicô.
*Nam Mĩ: *Nông nghiệp Namcó hai hình thức sản xuất sở hữu chính là :
+Tiểu điền trang
+Đại điền trang
-Chế độ sở hữu ruộng đất còn bất hợp lí
-Nền nông nghiệp nhiều nước còn bị lệ thuộc vào Hoa Kì.
*Phát triển và phân bố ko đều
Các nước công nghiệp mới: Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Chi-lê, Vê-nê-xu-ê-la phát triển công nghiệp tương đối toàn diện ( cơ khí chế tạo, lọc dầu, hóa chất, dệt, thực phẩm,...)
Các nước ở khu vực An-đét và eo đất Trung Mĩ phát triển mạnh công nghiệp khai khoáng để xuất khẩu.
Các nước vùng biển Ca-ri-bê: phát triển công nghiệp thực phẩm và sơ chế nông sản.