Một tripeptit no, mạch hở A có công thức phân tử CxHyO6N4. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol A thu được 40,32 lít CO2 (đktc) và m gam H2O. Giá trị của m gần nhất với A. 18,91 B. 29,68 C. 30,70 D. 28,80
Công thức tổng quát của hợp chất chứa O, N: CnH2n+2-2k-2z+tNtOp
Peptit mạch hở X được cấu tạo từ 2 amino axit mạch hở đều chứa một nhóm –NH2. BIết X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH theo phản ứng: X + 6NaOH 2A +2B + 3H2O. Đốt cháy hoàn toàn m(g) X cần 1,4 mol O2 thu được hỗn hợp khí và hơi, trong đó mCO2+ mN2= 67,2 gam. Mặt khác cho m(g) X vào dung dịch HBr dư thì thấy có 48,6(g) HBr tham gia phản ứng. Tổng phân tử khối của A và B là: A. 220 B. 334 C. 224 D. 286
Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một aminoaxit (no; mạch hở; trong phân tử chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 82,35 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 80 B. 40 C. 30 D. 60
Từ m gamaminoaxitX (có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH) điều chế được m1 gam đipeptit Y. Cũng từ m gam X điều chế được m2 gam tetrapeptit Z. Đốt cháy m1 gam Y được 3,24 gam H2O. Đốt cháy m2 gam Z được 2,97 gam H2O. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là: A. 3,56 B. 5,34 C. 4,5 D.3,0
Đốt 0,1 mol hỗn hợp X gồm một sốaminoaxit no mạch hở chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH cần V lít O2 (đktc) thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 21,36gam. Y là 1 peptit mạch hở cấu tạo từ 1aminoaxit no mạch hở chứa 1 nhóm –NH2 và 1nhóm –COOH có tính chất: - Khi đốt a mol Y thu được b mol CO2 và c mol H2O với b - c = 1,5a. - Khối lượng 1 mol Y gấp 4,7532 lần khối lượng 1 mol X. Đốt m gam Y cần 5V lít O2 (đktc). Giá trị của m là A. 56,560 B. 41,776 C. 35,440 D. 31,920
Đốt cháy hoàn toàn a gam 1 oligopeptit X cần vừa đủ 2,55 mol O2 thu được 2,0 mol CO2 và 32,4 gam H2O. Mặt khác thủy phân hoàn toàn a gam X bằng dung dịch NaOH, đun nóng thu được hỗn hợp chứa b gam hôn hợp muối của các aminoaxit no, mạch hở (trong phân tử chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH). Giá trị của b là A. 47,2 B. 71,2 C. 69,4 D. 80,2
X và Y lần lượt là các tripeptit và hexapeptit được tạo thành từ cùng một amino axit no mạch hở, có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X bằng O2 vừa đủ thu được sản phẩm gồm CO2, H2O, N2 có tổng khối lượng là 40,5 gam. Nếu cho 0,15 mol Y cho tác dụng hoàn toàn với NaOH (lấy dư 20% so với lượng cần thiết), sau phản ứng cô cạn dung dịch thì thu được bao nhiêu gam chất rắn? A.87,3 gam B. 9,99 gam C. 107,1 gam D. 94,5 gam
Peptit X và Y đều cấu tạp từ 1 loạiaminoaxit no mạch hở chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Số liên kết peptit trong Y nhiều hơn trong X là 2. Đốt hỗn hợpgồm a ml X và 2a mol Y cần 27,5184 lít O2 (đktc) thu được 41,184 gam CO2 và 15,714 gamH2O. Đốt hỗn hợp gồm m gam X và 2m gam Y cần 20,13 lít O2 (đktc). Giá trị của m là A.6,2 B.7,4 C.5,1 D.4,9
Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp E chưa 1 mol peptit X và 1 mo peptit Y thu được 4 mol Alanin và 5 mol Glyxin. Đốt cháy hoàn toàn 18,12 gam peptit X cần dùng 20,16 lít O2 (đktc) thu được CO2, H2O và N2 trong đó khối lượng CO2 nhiều hơn khối lượng nước là 19,8. Y là A.tripeptit B. Pentapeptit C. Tetrpeptit D. Hexapeptit
Đốt cháy hoàn toàn a mol 1 peptit X tạo thành từ aminoaxit no mạch hở (chỉ có 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2) thu được b mol CO2, c mol H2O và d mol N2. Biết b – c = a. Thủy phân hoàn toàn 0,2 mol X bằng dung dịch NaOH (lấy dư gấp đôi so với lượng cần thiết) rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được chất rắn có khối lượng tăng m gam so với peptit ban đầu. Giá trị của m là A.60,4 B.76,4 C.30,2 D.38,2
Một peptit X mạch hở khi thủy phân hoàn toàn chỉ thu được glyxin. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thu được 12,6 gam nước. Số nguyên tử oxi có trong 1 phân tử X là A.5 B.2 C.3 D.4
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến