Trình bày tình hình và xu hướng dịch chuyển của ngành công nghiệp Hoa Kì:
- Tình hình công nghiệp:
Công nghiệp là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kì. Tuy nhiên, tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp trong GDP có xu hướng giảm năm 1960 là 33,9 % năm 2004 là 19,7 %. Sản xuất công nghiệp của Hoa Kì gồm ba nhóm ngành:
- Công nghiệp chế biến chiếm 84,2 % giá trị hàng xuất khẩu của cả nước và thu hút trên 40 triệu lao động (năm 2004).
- Công nghiệp điện lực gồm nhiệt điện, điện nguyên tử, thủy điện và các loại khác như: điện địa nhiệt, điện tử gió, điện mặt trời.
- Công nghiệp khai thác khoảng đứng đầu thế giới về khai thác phốt phát, môliđen; thứ hai về vàng, bạc, đồng, chì than đá và thứ ba về dầu mỏ.
Cơ cấu giá trị sản lượng giữa các ngành công nghiệp có sự thay đổi: giảm tỉ trọng của các ngành công nghiệp: luyện kim dệt, gia công đồ nhựa,… tăng tỉ trọng của các ngành công nghiệp: hàng không – vũ khí, điện tử,…
Trước đây, sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc với các ngành công nghiệp truyền thống như luyện kim, chế tạo ô-tô, đóng tàu, hóa chất, dệt,… Hiện nay, sản xuất công nghiệp mở rộng xuống vùng phía Nam và ven Thái Bình Dương với các ngành công nghiệp hiện đại như hóa dầu, công nghiệp hàng không – vũ trụ, cơ khí, điện tử, viễn thông…
- Xu hướng dịch chuyển:
- Đầu tư cho công nghệ cao yêu cầu ít hơn công nghiệp truyền thống về mặt diện tích sản xuất, số lượng nhân công.
- Tuy nhiên, công nghiệp có liên quan tới công nghệ cao thì lại mang lại nhiều lợi nhuận hơn so với công nghiệp truyền thống.
- Công nghiệp có liên quan tới công nghệ cao ít gây ô nhiễm môi trường hơn. Thay vì môi trường của nước mình bị hủy hoại bởi các hoạt động sản xuất công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp nặng như luyện kim, đóng tàu..., tại sao lại không chuyển những ô nhiễm đó ra những quốc gia khác? (Lan man một chút, đây là một trong số những nguyên nhân giúp VN giờ trở thành nước đóng tàu lớn trên thế giới)
- Giá của các sản phẩm nhập khẩu đôi khi rẻ hơn nhiều so với hàng nội địa.
- Tận dụng được nguồn nhân công rẻ, giá mặt bằng sản xuất cũng rẻ từ các nước đang phát triển.
- Mở rộng được ảnh hưởng đối với các nước có công ty Mỹ đầu tư vào để sản xuất những ngành mà ở Mỹ, người ta không còn muốn làm nữa.
- Duy trì vị trí hàng đầu thế giới về khoa học công nghệ của Mỹ khi chú trọng vào phát triển những ngành mà "chỉ Mỹ mới làm được" (do chúng yêu cầu cao về tiền bạc cũng như đội ngũ chuyên gia giỏi, nhưng sẽ mang lại lợi nhuận cao khi thành công, vì nó là độc quyền) thay vì phân tán nguồn lực vào những ngành công nghiệp khác nữa.