- Cơ cấu kt theo ngành là tỉ trọng của từng ngành tính = % theo đơn vị GNP hoặc GDP so với tổng giá trị sản lượng của nền kt cả nước. Thí dụ: Cơ cấu kt theo ngành của nước ta trong CN năm 1990 là: + CN nhiên liệu chiếm 7% + CN năng lượng 10% + CN hoá chất 6% + CN vật liệu xây dựng 10% + CN chế biến thực phẩm 30% + CN sản xuất hàng tiêu dùng 15% + Các ngành khác 22% - Cơ cấu kt lãnh thổ là sự phân bố sắp xếp các xí nghiệp kt nói chung trên từng vùng lãnh thổ của cả nước và sự phát triển kt của mỗi vùng đó cũng được tính bằng % so với tổng giá trị sản lượng cuả nền kt ở cả nước. Thí dụ: Cơ cấu ngành CN phân theo vùng ở nước ta vào năm 1995 là: + Trung du miền núi phía Bắc 7,4% + ĐBSH 16,5% + Bắc Trung Bộ 4,2% + Duyên hải Nam Trung Bộ 5,7% + Tây Nguyên 1,4% + Đông Nam Bộ 51,9% + ĐBSCL 12,9% * Mối quan hệ:
- Khi cơ cấu kt theo ngành mà phát triển mạnh thì có nghĩa là trong cơ cấu kt đã hình thành nhiều ngành mới, nhiều nhà mày, xí nghiệp mới làm cho cơ cấu kt ngày càng đa dạng hơn. Nhưng sự hình thành các nhà máy xí nghiệp đó cần thiết phải được phân bố trên những vùng lãnh thổ cụ thể nào đó. Cho nên cơ cấu kt theo ngành phát triển thì sẽ kéo theo cơ cấu kt lãnh thổ phát triển theo.
- Khi cơ cấu kt lãnh thổ phát triển có nghĩa là các nhà máy, xí nghiệp được phân bố hợp lý và sự phân bố hợp lý đó sẽ kích thích các xí nghiệp đó hoạt động có hiệu quả cao thu được nhiều lợi nhuận hơn. Đồng thời khi các nhà máy hoạt động có hiệu quả cao thì sẽ tác động ngược lại làm cho cơ cấu kt theo ngành ngày càng phát triển mạnh hơn sẽ hình thành thêm nhiều nhà máy, xí nghiệp mới nữa. Qua phân tích trên ta thấy cơ cấu kt theo ngành và theo lãnh thổ chỉ là hai mặt của một vấn đề thống nhất vấn đề đó là cơ cấu kt luôn luôn có mối qua lại ràng buộc với nhau, tác động lẫn nhau không thể thiếu nhau được.