Hòa tan hoàn toàn một kim loại M vào 300 ml dung dịch H2SO4 1M vừa đủ. Thể tích khí hiđro thu được ở đktc là
A. 22,4 lit B. 4,48 lit C. 6,72 lit D. 8,96 lit
Chọn C
n H2SO4 = 0.3 mol
BTNT H => nH2 = n H2SO4 =0.3 mol
V= 0.3*22.4=6.72 lít
Trong các phát biểu sau , phát biểu nào không đúng
A. Oxi nặng hơn không khí.
B. Oxi là chất khí không màu, không mùi, không vị.
C. Oxi chiếm 1/5 thể tích không khí.
D. Oxi tan nhiều trong nước.
Trộn 2 lít dung dịch H2SO4 0,2 M với 400 ml dung dịch H2SO4 0,5 M được dung dịch H2SO4 có nồng độ mol là:
A. 0,25 M B. 0,40 M C. 0,15M D. 0,38 M
Những trạng thái số oxi hoá phổ biến của lưu huỳnh là:
A. -2; 0; +4; +6 B. +1 ; 0; +4; +6 C. -2; +4; +5; +6 D. -3; +2; +4; +6
Cho 4 dung dịch đựng trong 4 lọ mất nhãn sau: HCl, Na2SO4, NaCl, Ba(OH)2. Thuốc thử dùng để nhận biết các dung dịch trên là:
A. quỳ tím B. H2SO4 C. AgNO3 D. BaCl2
Cho m gam Mg tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng,dư thu được 4,48 lit khí H2 (đktc). Giá trị của m là :
A 7,2 gam B 4,8 gam C 16,8 gam D 3,6 gam
Trường hợp nào tác dụng với H2SO4 đặc, nóng và H2SO4 loãng cho muối giống nhau :
A Fe B Fe2O3 C Cu D FeO
Số oxi hoá của lưu huỳnh trong các hợp chất: SO2, H2S , H2SO4 , CuSO4 lần lượt là:
A 0,+4,+6,+6 B +4,-2,+6,+6 C 0,+4,+6,-6 D +4,+2,+6,+6
Chất vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa là:
A H2S B H2SO4 đặc C SO2 D O2
Sục khí SO2 dư vào dung dịch brom :
A Dung dịch chuyển màu vàng. B Dung dịch bị vẩn đục
C Dung dịch vẫn có màu nâu. D Dung dịch mất màu
Chọn phản ứng không đúng trong các phản ứng sau đây:
A C + 2 H2SO4 đặc → CO2 + 2SO2 + 2H2O. B Cu + 2H2SO4 loãng → CuSO4 +SO2 +2H2O.
C 2Fe + 6H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O. D FeO + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2O
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến