DÀN Ý chi tiết:
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
+ Phạm tiến Duật là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Phong cách thơ của ông đầy vui tươi, hồn nhiên, tinh nghịch. Tác phẩm bài thơ về tiểu đội xe không kính là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của ông. Bài thơ nói về hình ảnh những anh chiến sĩ lái xe Trường Sơn ngang tàng, ung dung và lạc quan yêu đời.
- Giới thiệu vấn đề: người lính lái xe
+Chân dung những người lính lái xe hiện lên với vẻ đẹp tâm hồn sôi nổi của tuổi trẻ, tình đồng chí, đồng đội của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn
2. Thân bài
* Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được sáng tác năm 1969 trong thời điểm ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nằm trong chùm thơ “Vầng trăng quầng lửa” của tác giả. Trong thi phẩm, Phạm Tiến Duật đã thể hiện thành công vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn - hình ảnh cho tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mỹ.
* Hình ảnh chủ đạo của tác phẩm
- Sự lên ngôi của hình ảnh những chiếc xe không kính đã khắc họa rõ nét các nét tính cách của các chiến sĩ lái xe
* Vẻ đẹp tâm hồn sôi nổi, tinh thần lạc quan của người chiến sĩ
- Tư thế hiên ngang:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
+ Điệp từ: không: tạo nhịp điệu khoan thai
-> Người lính lại kể về tất cả những điều ấy bằng một giọng thản nhiên
“Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe,thùng xe có xước”.
+ từ “ung dung” đặt lên đầu câu, nhà thơ muốn nhấn mạnh vào tư thế chủ động trước hoàn cảnh của người lính.
+ Điệp từ “nhìn” kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ đã tạo lên tư thế hiên ngang của người lính.
+ Con mắt “nhìn đất”, “nhìn trời”,”nhìn thẳng” mang vẻ đẹp trang nghiêm, bất khuất
- Tinh thần lạc quan:
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái
+ điệp lại từ “nhìn” với các hình ảnh cụ thể: “gió” – “con đường”,”sao trời”,”cánh chim”… đã diễn tả chân thực ấn tượng của người lính lái xe không kính trên đường ra trận.
+ Nhà thơ đã miêu tả rất chính xác cái cảm giác mạnh và đột ngột của các sự vật ben ngoài khi ngồi trên chiếc xe không kính lao nhanh về phía trước.
-> người chiến sĩ vẫn cứ miệt mài đưa xe đi tới. Chẳng bao giờ họ phàn nàn mà lúc nào cũng vui tươi, đầy lạc quan.
-> Con đường chạy thẳng vào tim mà họ nhìn thấy không chỉ là con đường chiến lược Trường Sơn mà đó còn là con đường cách mạng,con đường giải phóng miền Nam
- Vẻ đẹp sôi nổi, bấp chấp khó khăn;
Không có kính ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha
Không có kính ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay thái trăm cây số nữa
Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi
+ điệp ngữ “ừ thì”,”chưa cần": giọng điệu ngang tàn, giàu thách thức.
+ từ “xối”,”tuôn”,”phun”: những khó khăn, nguy hiểm
+ những chi tiết hiện thực: “phì phèo” điếu thuốc, rồi tiếng cười “ha ha” vô tư, sảng khoái, hay là “bụi phun”, “mưa tuôn”, “mưa xối”.-> uộc sống gian khổ nhưng đầy ắp niềm vui và tiếng cười
-> niềm lạc quan yêu đời, chất chứa trong đó biết bao hồn nhiên, trong sáng tuổi trẻ.
* tình đồng chí, đồng đội
- Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi
+ hợp thành cả một tiểu đội xe không kính: tình cảm giữa những người chiến sĩ lái xe trước hết là tình đồng đội giữa những con người cùng chung nhiệm vụ chiến đấu, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
+ cái bắt tay rất độc đáo – “Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi” – một cái bắt tay mang đầy ý nghĩa. Nó là biểu tượng của niềm tin thắng trận, là lời chúc, lời chào,niềm vui và niềm tự hào.
-> vừa gợi được sự ác liệt của chiến tranh, vừa tạo ra được tình huống để người lính lái xe bộc lộ tình đồng chí đồng đội.
- Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy.
+ Bếp hoàng cầm được dựng giữa trời: thật sừng sững, thật ngang tàng như thách thức kẻ thù. -> tín hiệu của sự xum họp
+ Họ là những người không quên, không máu mủ ruột thịt nhưng tụ họp, chiến đấu với nhau không khác gì một gia đình. Đó là gia đình của n hững con người cùng chung chí hướng, cùng chung nhiệm vụ. Từ nơi chiến trường ác liệt, họ đã làm thành một gia đình, tạm nghỉ bên nhau, và quây quần
-> tình đồng chí đồng đội cũng đẹp đẽ, thiêng liêng chẳng khác nào tình cảm gia đình.
=.> Bài thơ đã khắc họa chân thực, sinh động hình ảnh những người chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan dũng cảm bất chấp không khỏi hiểm nguy. Họ là những người gắn bó khăng khít với nhau. Họ chính là những người tiêu biểu nhất cho thế hệ thanh niên kháng chiến của dân tộc
3. Kết bài:
- Tổng kết vấn đề: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” sử dụng rất thành công ngôn ngữ đời thường và giọng điệu thơ ngang tàn, hóm hỉnh/ Tác giả đã cho thấy ấn tượng không thể nào quên về vẻ đẹp của người lính cách mạng. Đó là một thế hệ anh hùng, hiên ngang, mạnh mẽ với ý chí “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” hào hùng, lẫm liệt.