Hình ảnh vầng trăng theo suốt bài thơ. Ánh trăng của Nguyễn Duy mang một ý nghĩa biểu tượng sâu xa. Cả một quãng thời gian dài trong quá khứ, từ lúc ấu thơ “hồi nhỏ” cho đến khi trưởng thành “hồi chiến tranh”, mọi niềm vui, nỗi buồn của con người đều gắn bó với vầng trăng, trăng đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống, là người bạn của tuổi thơ.
“Hồi nhỏ sống ...
...thành tri kỉ.
Khổ thơ thứ hai:
“Trần trụi với ...
...tình nghĩa”.
như một lời nhắc nhở về những năm tháng đã qua, cuộc sống đã “trần trụi”, “hồn nhiên” như “cây cỏ”, tức là nó giản dị, môcj mạc, thậm chí còn thiếu thốn, gian khổ nhưng nó lại thật đẹp bởi người gắn bó với trăng, trăng tình nghĩa với người. Giọng thơ hồi tưởng đều đặn, từ “ngỡ” xuất hiện làm chuyển mạch thơ như báo trước có sự chuyển biến trong câu chuyện dù tác giả đã từng tâm niệm: mối tình tri kỉe, bền chặt giữa người và trăng nay sẽ không bao giờ phai nhạt. Khổ thơ thứ ba:
“Từ hồi...
...qua đường”
đã cho thấy sự ồn ã, xa hoa của phố phường, công việc mưu sinh rồi những nhu cầu vật chất,... đã lôi kéo con người ra khỏi những giá trị tinh thần của một thời đại, khiến con người trử thành kẻ quay lưng với quá khư, trở thành kẻ bạc bẽo, hoàn toàn lãng quên vầng trăng . Trăng tưởng như đã chìm đi trước một cuộc sống bộn bè, gấp gáp, lo toạn nhưng một vầng trăng xưa đã có dịp sáng lên trong một khoảng khắc khi cuộc sống hiện tịa biến mất. Trăn xuất hiện đánh thức bao kỉ niệm xưa:
“thình lình...
...vầng trăng tròn”
Giọng thơ đột ngột cất cao. trước một tình huống bất ngờ, bằng phép đảo ngữ “thình lình”, “đột ngột”đã mang đến sự bất ngờ, thức tỉnh của con người, cảm xúc chợt ùa về trong một thời gian dài lãng quên . Dòng chảy cuộc đời như ngừng lại, thời gian cũng như ngừng trôi trong cuộc hội ngộ không lời giữa con người và vầng trăng. Người lặng đi trong xúc động mãnh liệt, xúc động đến rưng rưng, nghẹn lời, muốn khóc. Cấu trúc lặp: “Như là đồng là bể, như là sông là rừng”, cùng nhịp thơ nhanh như những lớp sóng của hoài niệm chợt ùa về. Đó là tuổi thơ êm đềm, là năm tháng chiến đau gian lao vất vả .Trăng xưa vẫn tròn đầy, vẹn nguyên thể hiện một thái độ bao dung, độ lượng trước sự bạc bẽo cảu con người, nhưng đó là một cái nhìn nghiêm nghị để con nguwòi phải giật mình”
“Trăng cứ im..
...giật mình”
Vầng trăng hay ánh trăng đến đay đã trở thành ánh sáng của lương tri con người soi rọi những góc tối trong tâm hồn người, để con người “giật mình” nhìn lại chính mình, để tự vấn lương tâm, những tháng ngày qua đã vô tình bạc bẽo, để con người hoàn thiện bản thân. Qua khổ thơ cuối, ta thấy được trăng là vẻ đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên, trăng là đồng chí, đồng đội, là tấm lòng bao dung, nhân hậu của nhân dân, là quá khứ vất vả gian lao nhưng tình nghĩa, trăng là cội nguồn, là quê hương đất nước. Từ hình ảnh vầng trăng mang nhiều ý nghĩa biểu tượng ấy, Nguyễn Duy muốn gợi nhắc người đọc một bài học triết lí về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung.
* chúc bn học tốt :D*