Chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm 1945 đến năm 2000:
Giai đoạn 1945-1973: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ triển khai “chiến lược toàn cầu: với tham vọng làm bá chủ thế giới. Chiến lược toàn cầu được thực hiện và điều chỉnh qua nhiều chiến lược cụ thể, dưới những tên gọi khác nhau, nhằm 3 mục tiêu quan trọng:
Ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt hoàn toàn các nước xã hội chủ nghĩa.
Đàn áp, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân, phong trào hòa bình dân chủ, tiến bộ thế giới.
Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh (nhất là các nước tư bản phát triển Tây Âu, Nhật Bản).
Để thực hiện chính sách đối ngoại đó, Mĩ chủ yếu dựa vào sức mạnh, trước hết là sức mạnh quấn sự và kinh tế, như gây ra cuộc Chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang, thành lập các khối quấn sự (NATO, SEATO, CENTO, ANZUS,…), xây dựng hàng nghìn căn cứ quân sự ở nhiều nơi trên thế giới, tiến hành hàng chục cuộc chiến tranh cục bộ, gây bạo loạn lật đổ, bao vây cấm vận kinh tế, tiến hành chiến tranh tâm lí, diễn biến hòa bình…
Giai đoạn 1973-1991
Sau thất bại ở Việt Nam, chính quyền Mĩ vẫn tiếp tục thực hiện “chiến lược toàn cầu”, tăng cường chạy đua vũ trang, đối đầu với Liên Xô. Chính vì vậy, tiềm lực và vị trí kinh tế của Mĩ bị suy giảm mạnh trên thế giới. Từ giữa những năm 80, các tổng thống Mĩ đã chuyển từ “đối đầu trực tiếp” (thời Rigân) sang hòa hoãn với Liên Xô, Trung Quốc, kí kết các hiệp ước ợp tác với Liên Xô, bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc (1979).
Trong bối cảnh đó, tháng 12-1989 Mĩ và Liên Xô đã chính thức tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh.
Giai đoạn1991-2000
Sau khi trật tự hai cực Ianta tan rã (1991), Mĩ càng thể hiện tham vọng vươn lên chi phối, lãnh đạo thế giới, thông qua việc xúc tiến một trật tự thế giới “đơn cực” do Mĩ đứng đầu.