Amin nào sau đây là amin bậc hai? A. Isopropylamin. B. Etylmetylamin. C. Trimetylamin. D. Phenylamin
Chọn B
Cacbohiđrat nào sau đây thuộc nhóm đisaccarit? A. Amilozơ. B. Xenlulozơ. C. Glucozơ. D. Saccarozơ
Công thức phân tử của vinyl fomat là A. C4H6O2. B. C3H6O2. C. C3H4O2. D. C4H8O2
Cho các nhận định sau:
(a) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được kết tủa trắng.
(b) Cho dung dịch FeCl2 vào lượng dư dung dịch AgNO3, thu được hai loại kết tủa.
(c) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Na2Cr2O7, thu được dung dịch màu da cam.
(d) Khí CO khử được oxit Cu(II) ở nhiệt độ cao thành Cu.
(e) Khí NO tác dụng với O2 ngay ở điều kiện thường.
(g) Kim loại cứng nhất là crom và kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là liti. Số nhận định đúng là A. 6. B. 3. C. 5. D. 4.
Hỗn hợp E gồm X là một axit cacboxylic mạch hở, không phân nhánh và Y là một ancol hai chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 3,36 gam E thu được 5,5 gam CO2 và 2,34 gam H2O. Mặt khác, khi cho cùng một lượng E trên phản ứng với Na dư thì thu được 784 ml khí H2 (đktc). Nhận định nào sau đây là đúng?
A. X có tên gọi là axit acrylic.
B. Y có công thức phân tử là C3H8O2.
C. X cho được phản ứng tráng gương.
D. X chỉ có một đồng phân cấu tạo duy nhất.
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
(b) Cho dung dịch chứa a mol NaOH vào dung dịch chứa a mol KHCO3.
(c) Sục khí NO2 vào dung dịch NaOH loãng, dư.
(d) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl đặc, dư.
(e) Cho bột Cu đến dư vào dung dịch FeCl3.
(g) Cho a mol P2O5 vào dung dịch chứa 2a mol NaOH. Sau khi kết thúc các phản ứng. Số thí nghiệm thu được dung dịch có chứa hai muối là A. 3. B. 6. C. 4. D. 5.
Hòa tan hết 35,18 gam rắn X gồm Fe3O4 và CuO vào dung dịch H2SO4 loãng (dùng rất dư), thu được 150 ml dung dịch Y. Lấy 20 ml dung dịch Y đem chuẩn độ bằng dung dịch KMnO4 0,1M thì đã dùng hết 30 ml dung dịch. Nếu thổi khí CO đến dư qua 35,18 gam rắn X nung nóng, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị gần nhất của m là A. 30,0. B. 26,0. C. 28,0 . D. 24,0
Cho các phát biểu sau:
(a) Glucozơ vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
(b) Glucozơ tác dụng với H2 (dư) có xúc tác Ni đun nóng, thu được axit gluconic.
(c) Dung dịch của glyxin không làm đổi màu dung dịch phenolphtalein.
(d) Trong công nghiệp, axit axetic được điều chế bằng cách lên men giấm ancol etylic.
(e) Xenlulozơ tác dụng với anhiđrit axetic, sản phẩm dùng để điều chế thuốc súng không khói.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2
Nhiệt phân hoàn toàn 40,8 gam AgNO3 thu được rắn X và hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ Y vào lượng nước dư, thu được dung dịch Z. Cho toàn bộ rắn X vào dung dịch Z, thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất của N+5); đồng thời còn lại m gam rắn không tan. Giá trị m là A. 19,44. B. 6,48. C. 8,64. D. 4,32
Thực hiện hai thí nghiệm sau:
- Cho chất hữu cơ X vào nước thu được dung dịch X1 trong suốt. Sục khí CO2 dư vào dung dịch X1, thấy dung dịch vẫn đục.
- Cho chất hữu cơ Y vào nước thu được dung dịch Y1 trong suốt. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Y1, đun nhẹ, thấy dung dịch phân lớp.
Hai chất X, Y lần lượt là: A. Phenol và natri phenolat B. Natri phenolat và anilin. C. Natri phenolat và phenylamoni clorua. D. Phenylamoni clorua và anilin
Hòa tan x gam hỗn hợp bột gồm 2 kim loại Mg và Al vào y gam dung dịch HNO3 24%. Sau phản ứng thu được dung dịch A (không chứa muối amoni) và 0,896 lít hỗn hợp X gồm 3 khí không màu có khối lượng 1,32 gam. Thêm một lượng O2 vừa đủ vào X, phản ứng xong thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn Y từ từ qua dung dịch NaOH dư thấy còn lại khí Z (có tỉ khối hơi của Z so với H2 bằng 18). Nếu cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch A đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất thấy cân nặng 6,42 gam (không có khí thoát ra). Biết rằng HNO3 đã lấy dư 15% so với lượng cần thiết, các thể tích đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn và các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, giá trị của x và y lần lượt là
A. 2,34 và 90,5625. B. 2,34 và 89,2500. C. 2,58 và 90,5625. D. 2,58 và 90,5625.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến