Trong các kí hiệu về thể lệch bội sau, đâu là kí hiệu của thể không ? A. 2n + 4. B. 2n + 2. C. 2n – 2. D. 2n – 4.
C. thể không là thể đột biến mà ở trong tất cả các tế bào của cơ thể đó (2n ) cả 2 chiếc NST của 1 cặp NST đều bị mất.
Khi nói về sư di truyền của gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X ở người, trong trường hợp không có đột biến, phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Gen của mẹ chỉ di truyền cho con trai mà không di truyền cho con gái. B. Tỉ lệ người mang kiểu hình lặn ở nam giới cao hơn ở nữ giới. C. Gen của bố chỉ di truyền cho con gái mà không di truyền cho con trai. D. Ở nữ giới, trong tế bào sinh dưỡng gen tồn tại thành cặp alen.
Đơn vị được sử dụng để giải mã cho thông tin di truyền nằm trong chuỗi polipeptit là A. anticodon. B. axit amin. B. codon. C. triplet.
Làm khuôn mẫu cho quá trình phiên mã là nhiệm vụ của A. mạch mã hoá. B. mARN. C. mạch mã gốc. D. tARN.
Quá trình phiên mã ở vi khuẩn E.coli xảy ra trong A. ribôxôm. B. tế bào chất. C. nhân tế bào. D. ti thể.
Mã di truyền là: A. mã bộ một, tức là cứ một nuclêôtit xác định một loại axit amin. B. mã bộ bốn, tức là cứ bốn nuclêôtit xác định một loại axit amin. C. mã bộ ba, tức là cứ ba nuclêôtit xác định một loại axit amin. D. mã bộ hai, tức là cứ hai nuclêôtit xác định một loại axit amin.
Đơn vị mã hoá thông tin di truyền trên ADN được gọi là A. gen. B. codon. C. triplet. D. axit amin.
Đơn vị mang thông tin di truyền trong ADN được gọi là A. nuclêôtit. B. bộ ba mã hóa. C. triplet. D. gen.
Nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hóa một axit amin trừ AUG và UGG, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền? A. Mã di truyền có tính phổ biến. B. Mã di truyền có tính đặc hiệu. C. Mã di truyền luôn là mã bộ ba. D. Mã di truyền có tính thoái hóa.
Vùng mã hoá của gen là vùng A. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát phiên mã B. mang tín hiệu kết thúc phiên mã C. mang tín hiệu mã hoá các axit amin D. mang bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc
Vai trò của enzim ADN pôlimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là: A. tháo xoắn phân tử ADN. B. lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN. C. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của ADN. D. nối các đoạn Okazaki với nhau.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến