a,
Cùng số lượng hạt phân tử (1 mol) nhưng:
- Trạng thái rắn: các phân tử xếp sát nhau.
- Trạng thái lỏng: các phân tử trượt trên nhau, tương tác yếu.
- Trạng thái khí: các phân tử di chuyển tự do, hỗn loạn, cách xa nhau.
Do đó cùng 1 mol nhưng thể tích chiếm là khác nhau, tăng dần từ rắn, lỏng, khí.
b,
Theo phương trình Claperon-Mendeleep:
$V=\dfrac{nRT}{P}$
(Trong đó $n$: mol, $R=0,082$ hằng số, $T$ là nhiệt độ tuyệt đối (K), $P$ là áp suất (atm))
Thì khi $P$, $T$, $n$ bằng nhau, $V$ phải bằng nhau.
Ở đktc ($P=1atm; T=273K$) thì 1 mol mỗi khí có $V=22,4l$