A là dung dịch HCl có nồng độ mol là aM, cho thêm nước vào dung dịch A với tỉ lệ VA : VH2O = 1 : 2 được dung dịch B có nồng độ bM. Nếu trộn 200 ml A với 300 ml B rồi cho tác dụng với Mg dư thu được 5,04 lít H2 (đktc). Tính a, b.
Khi trộn A với H2O theo tỉ lệ thể tích 1 : 2 —> Thể tích dung dịch tăng lên 3 lần, lượng chất tan không đổi —> Nồng độ dung dịch giảm 3 lần
—> a = 3b (1)
nHCl = 0,2a
nHCl = 0,3b
—> nHCl tổng = 0,2a + 0,3b
Mg + 2HCl —> MgCl2 + H2
—> nHCl = 2nH2 = 0,45
—> 0,2a + 0,3b = 0,45 (2)
(1)(2) —> a = 1,5 và b = 0,5
Cho 0,15 mol axit amin X vào 175ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. X phản ứng vừa hết với 650ml dung dịch NaOH 1M thu được 70,875g muối. xác định X
Cho 0.5mol CO đi qua 5,4g FeO nung nóng theo phản ứng CO+FeO —>Fe+CO2. Tính thành phần % khối lượng các chất trong chất rắn thu được và tỉ khối hỗn hợp sau phản ứng so với metan. Biết hiệu suất phản ứng =40%
X và Y là hai α – amino axit (chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH). Đun nóng hỗn hợp X, Y thu được hỗn hợp các dipeptit trong đó có chất Z. Cho Z tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH, phản ứng xong làm khô và đốt cháy hoàn toàn chất rắn thu được 0,4 mol CO2. Công thức phân tử của Z là
A. C7H14O3N2 B. C6H12O3N2 C. C5H10O3N2 D. C4H8O3N2
Hỗn hợp X gồm C và S. Hoà tan hoàn toàn m gam X trong dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được 0,8 mol hỗn hợp khí gồm NO2 và CO2 có tỉ khối với H2 là 22,875. Tính khối lương S trong m gam X.
1. FexOy + H2SO4 đặc, nóng → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
2. MxOy + HNO3 → M(NO3)n + NO + H2O
X, Y, R, A, B theo thứ tự là 5 nguyên tố liên tiếp trong bảng HTTH có tổng số điện tích hạt nhân là 90 (X có điện tích hạt nhân nhỏ nhất)
1. Xác định số điện tích hạt nhân của X, Y, R, A, B gọi tên các nguyên tố đó.
2. Viết cấu hình e của X2-, Y-, R, A+, B2+. So sánh bán kính của chúng.
Tổng số p, n, e trong nguyên tử của 2 nguyên tố M và X lần lượt là 82 và 52. M và X tạo thành hợp chất MXa, trong phân tử của hợp chất đó tổng số proton của các nguyên tử bằng 77. Hãy viết cấu hình e của M và X từ đó xác định vị trí của chúng trong bảng HTTH. CTPT của MXa.
a) Bạc cám (dạng bột) có lẫn một ít tạp chất đồng, nhôm. Làm thế nào để thu được bạc tinh khiết?
b) Tách đồng ra khỏi hỗn hợp gồm: đồng, sắt, kẽm
Hỗn hợp X gồm 2 kim loại (Cu và Ag). Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X trong dung dịch chứa 2 axit HNO3, H2SO4 đặc (vừa đủ) trong đó tỷ lệ số mol của HNO3, H2SO4 là 2:3 thu được dung dịch Y chứa 12,82 gam muối và hỗn hợp khí Z chứa 0,05 mol NO và 0,01 mol SO2. Giá trị của m là
A. 8,76. B. 4,52. C. 3,32. D. 2,58.
Hòa tan a gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng dung dịch HCl thu được 17,92 lít khí H2 (đktc). Cùng lượng hỗn hợp trên hòa tan trong dung dịch NaOH dư thu được 13,44 lít khí H2 (đktc). Tính a?
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến