Bạn tham khảo nhé:
Câu 1:
- Cần tập thói quen tẩy giun định kỳ cho cả gia đình tối thiểu 6 tháng một lần (ít nhất 2 lần trong năm).
- Chống phát tán mầm bệnh, tăng cường vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, vườn tược sạch sẽ. Quản lý chặt chẽ phân nước rác.
- Mỗi gia đình cần có hố xí hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi. Không dùng phân tươi chưa ủ kỹ bón ruộng.
- Không để ruồi nhặng bậu vào thức ăn. Không để chó, lợn, gà... tha phân gây ô nhiễm môi trường.
- Không ăn uống chưa nấu chín, ôi thiu, cần rửa kỹ thực phẩm dưới vòi nước sạch.
- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất.
- Thường xuyên cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.
Câu 2:
a. Đặc điểm chung của ngành Giun dẹp là: – Cơ thể dẹp, có đối xứng hai bên, phân biệt đầu đuôi, lưng bụng. – Cơ quan tiêu hóa phát triển, ở loài kí sinh có giác bám phát triển, ruột phân nhánh, chưa có hậu môn. – Cơ quan sinh sản phát triển, ấu trùng phát triển qua các giai đoạn. Lấy đặc điểm “dẹp” để đặt tên cho ngành vì ngành tập hợp các loài giun có đặc điếm chung là cơ thể dẹp, dễ phân biệt với các ngành giun khác.
b. Đặc điểm của ngành giun tròn:
- Cơ thể hình trụ (tiết diện ngang cơ thể tròn) thuôn hai đầu, bắt đầu có khoang cơ thể chưa chính thức, ống tiêu hóa phân hóa, cơ quan tiêu hóa bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn.
- Cơ thể có lớp vỏ Cuticun trong suốt bao bọc ngoài.
- Phần lớn giun tròn sống kí sinh, một sô nhỏ sống tự do.
c. Đặc điểm của ngành Giun đốt:
- Cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên, có thể xoang.
- Hệ tiêu hóa hình ống, phân hóa.
- Di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ trên thành cơ thể.
- Hô hấp bằng da hay bằng mang.