1. Xác định giới hạn của đới nóng và đới ôn hoà.
+) Vị trí: Đới nóng nằm ở khoảng giữa 2 chí tuyến Bắc và Nam.
+) Vị trí: Nằm từ chí tuyến đến hai vòng cực.
2. Kể tên các kiểu môi trường thuộc đới nóng và đới ôn hoà. Cho biết vị trí và đặc điểm của từng kiểu môi trường.
* Các kiểu môi trường thuộc đới nóng:
Xích đạo ẩm: Môi trường xích đạo ẩm có khí hậu nóng và ẩm quanh năm. Chênh
lệch nhiệt độ giữa các tháng cao nhất và thấp nhất rất nhỏ (khoảng 3°C), nhưng sự chênh lệch giữa nhiệt độ ban ngày và ban đêm lại tới 10°C. Lượng mưa trung bình năm từ 1500 đến 2500mm, mưa quanh
năm, càng gần Xích đạo mưa càng nhiều. Độ ẩm cũng rất cao, trung bình trên 80%, nên không khí ẩm ướt ngột ngạt. Rừng phát triển rậm rạp, có nhiều loài cây mọc thành nhiều tầng, có nhiều loại cây dây leo. Trong rừng có nhiều loài chim, thú sinh sống.
Nhiệt đới gió mùa: Môi trường nhiệt đới gió mùa là môi trường đa dạng và phong phú của đới nóng.
Nhịp điệu mùa có ảnh hưởng lớn tới cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống của con người trong khu vực. Tuỳ thuộc vào lượng mưa và sự phân bố mưa trong năm mà có các thảm thực vật khác nhau. Ó những nơi mưa nhiều, rừng cũng có nhiều tầng nhưng không bằng rừng rậm xanh quanh năm ; trong rừng có một số cây rụng lá vào mùa khô.
Những nơi ít mưa có đồng cỏ cao nhiệt đới. Ở vùng cửa sông, ven biển đang được phù sa bồi đắp, xuất hiện rừng ngập mặn. Đó là những môi trường sống thuận lợi cho nhiều loài động vật khác nhau, cả ở trên cạn và dưới nước.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thích hợp cho việc trồng cây lương thực nhiệt đới đặc biệt là cây lúa nước) và cây công nghiệp. Vùng nhiệt đới gió mùa là một r ng những nơi tập trung đông dân nhất trên thế giới.
Nhiệt đới:
+ Nhiệt độ cao quanh năm, nhiệt độ TB năm > 20 độ C
+ Trong năm có hai mùa rõ rệt: Một mùa mưa và một mùa khô (thời kì khô hạn kéo dài khoảng 3 đến 9 tháng).
+ Càng gần chí tuyến thời kì khô hạn càng dài => biên độ nhiệt càng lớn.
+ Lượng mưa TB năm: 500mm - 1500mm.
+ Lượng mưa thay đổi từ xích đạo về chí tuyến.
* Các kiểu môi trường thuộc đới ôn hoà:
Môi trường ôn đới hải dương: Mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm. Nhiệt độ thường trên 0°c. Mưa quanh năm và lượng mưa tương đối lớn (khoảng 800 - 1000 mm/năm), có nhiều sương mù. đặc biệt là về mùa thu - đông.
Môi trường ôn đới lục địa: Mùa đông kéo dài và có tuyết phủ. Càng đi về phía nam, mùa đông càng ngắn dần, mùa hạ nóng hơn, lượng mưa giảm dần. Vào sâu trong đất liền, mùa đông lạnh và tuyết rơi nhiều, mùa hạ nóng và có mưa.Sông nhiều nước trong mùa xuân - hạ và có thời kì đóng băng vào mùa đông. Càng vào sâu trong nội địa, thời gian sông đóng băng càng dài hơn. Rừng và thảo nguyên chiếm phần lớn diện tích. Thực vật thay đổi từ bắc xuống nam. ở vùng gần vòng cực là đới đồng rêu băng giá quanh năm, về phía nam lần lượt là rừng lá kim, rừng hồn giao, rừng lá rộng, thảo nguyên rừng. Phía đông nam là thảo nguyên.
Môi trường địa trung hải: Sông ngòi ngắn và dốc, mùa thu - đông có nhiều nước hơn và mùa hạ ít nước.
Thực vật thích nghi với điều kiện khí hậu khô hạn trong mùa hạ. Rừng thưa, bao gồm các loại cây lá cứng và xanh quanh năm.
Môi trường cận nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới ẩm: Nhiệt độ trung bình năm dưới 20 độ C, mùa hạ trên 20 độ C, mùa đông lạnh và dưới 20 độC, mưa nhiều vào mùa hạ, tổng lượng mưa 1000mm-1500 mm.
3. Nêu đặc điểm sản suất nông nghiệp ở đới ôn hòa và đới nóng. Kể tên các sản phẩm chủ yếu của mỗi đới.
Đặc điểm sản suất nông nghiệp ở đới ôn hòa:
- Trình độ kĩ thuật tiên tiến
- Tổ chức sản xuất theo kiểu công nghiệp
Đặc điểm sản suất nông nghiệp ở đới nóng:
- Nhiệt độ và độ ẩm cao nên cây trồng phát triển quanh năm
- Cho phép xen canh, gối vụ
- Khí hậu phân mùa nên cơ cấu cây trồng đa dạng
- Lượng mưa phong phú nên cây trồng phát triển thuận lợi.
- Ứng dụng những tiến bộ khoa học,kĩ thuật vào sản xuất.
4. Nêu các vấn đề: dân số, đô thị, ô nhiễm của mỗi đới
- Đới nóng:
+) Đới nóng chiếm gần 1 nửa dân cư trên thế giới
+) Dân cư phân bố không đồng đều
+) Tập trung ở các vùng ven biển
+) Thưa thớt ở vùng núi, cao ...
+) Môi trường ô nhiễm, tắc nghẽn giao thông
+) Dân số bùng nổ gây ra hậu quả xung đột tộc người. xung đột tôn giáo, chiến tranh
+) Độ thị hoá tự phát làm xuất hiện nhiều khu nhà ổ chuột quanh thành phố, nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế - xã hội cần giải quyết
- Đới ôn hoà:
+) Tỉ lệ dân số cao
+) Đô thị được phát triển theo quy hoạch chứ không tự phát.
+) Các đô thị được mở rộng, kết nối với nhau tao thành chuỗi các đô thị hay chùm đô thị.
+) Lối sống đô thị trở nên phổ biến.
+) Ô nhiễm môi trường: Rác thải, Khói bụi tạo thành lớp sương mù bao phủ bầu trời.
+) Ùn tắc giao thông: Nạn kẹt xe thường xuyên xãy ra nhất là giờ cao điểm.
+) Thiếu nhà ở và công trình công cộng: Vô gia cư, dân cư phải sống trong các khu ổ chuột ven thành phố. điều kiện sống kém
+) Thất nghiệp, tệ nạn xã hội-: Thất nghiệp, bán thất nghiệp xảy ra đối với hơn 50% dân cư trong đô thị. Trình độ lao động thấp, không đáp ứng đủ nhu cầu của công việc.
5. Đặc điểm nền sản xuất công nghiệp ở đới ôn hòa
- Nền công nghiệp đới ôn hòa phát triển từ sớm (cách đây khoảng 250 năm)
- Cơ cấu công nghiệp gồm 2 ngành chính là:
+ CN khai thác: Tập trung ở vùng có nhiều khoáng sản như dầu mỏ, than, đá,-
+ Công nghiệp chế biến: Đa dạng, phát triển mạnh gồm các ngành truyền thống như dệt, hóa chất,... đến hiện đại như sản xuất điện tử, hàng không vũ trụ,-
- Công nghiệp đới ôn hòa chiếm ¾ tổng sản phẩm công nghiệp toàn Thế giới.
- Các nước công nghiệp hàng đầu là: Mỹ, Nga, Đức, Anh, Pháp ….
=> Nền công nghiệp hiện đại, có cơ cấu đa dạng