I, Dàn ý tham khảo
1, Mở bài
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu chung về điều mà em cảm thấy tâm đắc nhất sau khi đọc văn bản "Bàn về..."
2, Thân bài
- Tại sao em lại tâm đắc với điều đó nhất
- Phân tích điều tâm đắc đó.
3, Kết bài
- Khẳng định tầm quan trọng của điều mà em tâm đắc.
II, Bài văn tham khảo
Sau khi đọc xong văn bản "Bàn về đọc sách" của tác giả Chu Quang Tiềm, trong tôi có rất nhiều suy nghĩ và tâm đắc. Nhưng có lẽ điều mà tôi tâm đọc nhất chính là việc đọc sách của mỗi con người.
Xã hội càng phát triển khiến con người ta buộc lòng chấp nhận việc tiếp thu thông tin bằng cách nghe và nhìn. Động thái đó cũng đồng nghĩa với việc con người đã vô tình từ chối quyền được trau dồi khả năng đọc hiểu sách vốn dĩ vô cùng quan trọng.
Cuộc sống sẽ thật thảm hại nếu thiếu đi sự cân bằng. Cách tiếp nhận thông tin cũng vậy, khi bạn quá đề cao kỹ năng nghe nhìn mà coi nhẹ việc đọc sách bằng mắt, bạn đã tự tước bỏ cơ hội được phát triển toàn diện của bản thân. Còn nhiều ảnh hưởng không tốt khác nữa mà các phương tiện thông tin đại chúng đã đề cập đến. Xin được dẫn ra ở đây câu nói của M. Gor-ki: "Mỗi cuốn sách là những bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất... Hãy yêu sách! Nó là nguồn tri thức". Khi những trang văn của "Bàn về đọc sách" đã khép lại, em mới thực sự tỉnh táo để biết được rằng: sách là tài sản tinh thần vô giá của nhân loại, muốn có học vấn thì cần thiết đến việc đọc sách.
Sách cũ trăm lần xem chẳng chán,
Thuộc lòng ngẫm nghĩ một mình hay.
Thật vậy, đọc sách, tiếp nhận thông tin là một việc làm vô cùng quan trọng. Xã hội ngày càng một hiện đại khiến sách trở nên ít phổ biến hơn. Nhiều người không còn đọc sách nữa. Vậy nên mỗi người hãy dành ra một ít thời gian để đọc sách bởi lẽ sách là kho tàng tri thức của chúng ta.