Tóm nội dung chính: Nỗi nhớ khôn nguôi của Thúy Kiều với người yêu (Kim Trọng) và cha mẹ mình trong hoàn cảnh cô đơn, buồn tủi nơi đất khách quê người.
* Nỗi nhớ với Kim Trọng:
- Nhớ cảnh thề nguyền, hẹn ước cùng Kim Trọng: “Tưởng người dướt nguyệt chén đồng”
- Tưởng tượng cảnh Kim Trọng cũng đang ngày đêm mong ngóng mình: “Tin sương luống những rày trông mai chờ”.
-> Tâm trạng đau đớn, xót xa
- “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai ”: hiểu 2 nghĩa:
+ Tấm lòng Kiều dành cho Kim Trọng không bao giờ nguôi quên
+ Tấm lòng son của Kiều đã hoen ố, biết bao giờ mới rửa sạch
=> Kiều là người con gái thuỷ chung, son sắt, nặng ân tình.
* Nỗi nhớ cha mẹ:
- Nàng thương cha mẹ khi sáng, khi chiều tựa cửa trông mong tin con.
- Nàng xót vì cha mẹ tuổi già sức yếu mà bản thân lại không thể tự tay chăm sóc
- Thành ngữ: “quạt nồng ấp lạnh”; Điển tích – điển cố: sân Lai, gốc tử
-> Tâm trạng nhớ thương và tấm lòng hiếu thảo của Kiều.
* Nghệ thuật:
- Sử dụng thành ngữ, điển tích, điển cố, câu hỏi tu từ
-> Nỗi day dứt, nhớ thương gia đình.
- Ngôn ngữ độc thoại-> Bộc lộ nội tâm nhân vật
->Kiều thuỷ chung, hiếu thảo, có tấm lòng vị tha sâu sắc