Dàn ý
a) Phân tích:
- Trăng xưa vẫn "cứ tròn vành vạnh"
+) Phó từ 'cứ' : Trăng xưa vẫn ở đó . vẹn nguyên, tròn đầy, trung thủy
+) Đối lập với con người : vô tình,đổi thay
=> Khẳng định vẻ đẹp vẹn nguyên, sự thủy chung quá khứ nghĩa tình
- Vầng trăng 'kể chi người vô tình' : vẫn bao dung, tha thứ , không trách cứ con người
- Trăng như một người bạn , với ánh nhìn 'im phăng phắc'
->Nghệ thuật : Nhân hóa cho ta cảm nhận sự bao dung, độ lượng nhưng cũng hết sức nghiêm khắc của trăng
- Xuyên xuốt bài thơ là là hình ảnh 'vầng trăng' nhưng trong khổ cuối lại là 'ánh trăng'
-> Ánh sáng của lương tri soi rọi vào góc tối trong tâm hồn con người , giúp họ nhận ra cách sống vô tình, bạc bẽo của bạn thân
- Con người 'giật mình' trước cái nhìn nghiêm nghị, bao dung của trăng để tự vấn lương tâm , nhận ra cách sống vô tình để hoàn thiện chính mình
-> Sự giật mình thức tỉnh lương tâm rất đáng quý
- Câu thơ "Đủ cho ta giật mình"
+) Đại từ 'ta' vang lên nhắc nhở thái độ sống "Uống nước nhớ nguồn" của nhà thơ và cả những người thân, đồng đội ông và thế hệ trẻ chúng ta ngày nay
b) Nội dung đoạn : triết lý sâu sắc của nhà thơ qua hình tượng trăng
(đoạn quy nạp nội dung ở cuối)
Các câu chứa thành phần Tiếng Việt thì bạn nên tự làm trong lúc viết đoạn văn, bởi lúc khi viết mới có thể sáng tạo để liên kết các câu thành đoạn .
Học tốt :>