Đáp án+Giải thích các bước giải:
1)Axit :
a) ĐN: Axit là là một hợp chất hóa học mà trong thành phần phân tử của các chất đó đều có chứa 1 hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit
b) Phân loại :
+Axit có oxi
Vd : H2CO3, HNO3, H2SO4, H3PO4 …
+ Axit không có oxi
Vd :HCl, H2S, HCN, HBr…
c) Cách gọi tên:
– Axit có nhiều nguyên tử oxi: Tên axit = axit + tên phi kim + ic
Ví dụ: HNO3: axit nitric → (-NO3: nitrat)
– Axit có ít nguyên tử oxi: Tên axit = axit + tên phi kim + ơ
Ví dụ: H2SO3: axit sunfurơ → (=SO3: sunfit)
d) Hóa tính :
- tác dụng với kim loại
-tác dụng với bazo
- tác dụng với oxit bazo
4) Muối :
a) ĐN: Muối là hợp chất mà phân tử gồm hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit
Vd : Na2SO4,ZnSO4,...
b) Phân loại :
+ Muối trung hoà: Là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hiđro có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại
Vd :Na2SO4, Na2CO3, CaCO3,...
+Muối axit: Là muối mà trong đó gốc axit của phân tử còn nguyên tử hiđro H chưa được thay thế bằng kim loại.
Vd : NaHSO4, K2HPO4, Ba(HCO3)2,...
c) Cách gọi tên:
Tên muối = tên kim loại (thêm hóa trị nếu kim loại có nhiều hoá trị) + tên gốc axit
Vd : Na2SO4 : natri sunfat
Na2SO3 : natri sunfit
ZnCl2 : kẽm clorua
Fe(NO3)3: sắt (III) nitrat
KHCO3 : kali hiđrocacbonat
d) Hóa tính Khi kim loại mạnh kết hợp với gốc axit yếu thì dung dịch muối đó sẽ làm đổi màu quỳ tím thành màu xanh
III. Một số công thức:
1. TÍNH TOÁN DỰA TRÊN SỐ MOL CHẤT Trong phần lớn các bài toán hóa học, việc tính toán không nên dựa trên thể tích (V), khối lượng (m) các tác chất mà nên chuyển tất cả các lượng chất thành mol ( n ). Dựa trên số mol của các tác chất ( chất phản ứng) hoặc của sản phẩm, chúng ta tính số mol các chất khác và từ đó suy ra khối lượng, thể tích, nồng độ..
n = m/M n=V/22,4 n=$C_{M}$ × V
m= n×M
$C_{M}$ =N/V
C%= (mct : mdd ) ×100%
2. CÔNG THỨC LIÊN QUAN ĐẾN DUNG DỊCH
mdd=mct+mdm, mdd=V×D
3. CÔNG THỨC LIÊN QUAN ĐẾ KHÍ
V=n×22,4
chúc bạn học tốt ^^!