Thế kỉ VII, Ấn Độ rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán. Theo đó, nước Pa-la-va ở miền Nam gần bến cảng và đường biển, đã có vai trò tích cực trong việc phổ biến văn hóa Ấn Độ đến các nước Đông Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng đến các nước Đông Nam Á trên 4 lĩnh vực chính. Cụ thể là:
Tôn giáo: nhiều nước Đông Nam Á theo đạo Phật, đạo Hin-đu trở thành quốc giáo như Chăm-pa, Campuchia, Thái Lan…
Chữ viết: chữ Phạn được truyền bá sang Đông Nam Á từ những thế kỉ đầu công nguyên. Ban đầu nhiều dân tộc sử dụng chữ Phạn làm chữ viết của mình, về sau nhiều nước sáng tạo ra chữ viết riêng trên cơ sở chữ Phạn: chữ Chăm cổ, chữ Khơ-me, chữ Mi-an-ma, chữ Lào…
Văn học: văn học Ấn là nguồn cảm xúc, đề tài cho văn học viết và văn học truyền miệng các dân tộc Đông Nam Á.
Nghệ thuật: Kiến trúc Hin-đu như: Tháp Chàm (Việt Nam), Ăng-co Vát (Campuchia)… Kiến trúc Phật giáo như: Ăng-co Thom (Campuchia), Thạt Luổng (Lào)…
Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng khá toàn diện, sâu sắc đến các dân tộc Đông Nam Á. Tuy nhiên, mỗi dân tộc vẫn xây dựng cho mình một nền văn hóa mang đậm bản sắc riêng.