B. Tuần 7 (từ 27/4 đến 2/5/2020) I. Câu trần thuật đơn không có từ là Bài 1: Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau. Cho biết câu nào là câu miêu tả, câu nào là câu tồn tại ? a) Đây đó, trên vách động còn rủ xuống những nhánh phong lan xanh biếc. (Trần Hoàng) b) Cho đến chiều tối, thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò. (Võ Quảng) Bài 2: Cho đoạn trích sau: “… Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường. Bố, mẹ tôi kéo tôi chen qua những đám đông để xem những bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung, lồng kính. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, mơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ”. (Tạ Duy Anh) a) Xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu trong đoan trích. b) Câu nào là câu trần thuật đơn không có từ là? II. Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ Bài 1: Chỉ ra lỗi sai và sửa lỗi trong các câu văn sau: a) Hình ảnh dượng Hương Thư chống sào, chèo thuyền, vượt thác dữ. b) Qua đoạn trích “Sông nước Cà Mau” cho thấy vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống, hoang dã của vùng sông nước tận cùng phía nam Tổ quốc. c) Trong văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”, bằng tình yêu và sự gắn bó sâu nặng với mảnh đất quê hương mình. d) Bà em tuy đã tám mươi tuổi nhưng mắt còn tinh lắm. Đêm tối bà vẫn “xâu chỉ luồn kim may vá”. Bài 2: Từ các lỗi sai ở bài tập 1, em hãy cho biết có những lỗi sai nào về chủ ngữ và vị ngữ thường gặp ? Nêu cách sửa với từng lỗi sai ấy

Các câu hỏi liên quan

Giúp mình với ạ Bài 1 Trăng luôn là đề tài, là nguồn cảm hứng cho bao thi sĩ. Mở đầu một sáng tác, nhà thơ Nguyễn Duy đã viết: Hồi nhỏ sống với đồng Và tác giả khép lại bài thơ bằng bốn câu thơ: Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. Câu 1: Ghi tên bài thơ? Nêu hoàn cảnh sáng tác? Phát biểu chủ đề bài thơ? Câu 2: Từ những câu thơ trên, kết hợp với hiểu biết về tác phẩm, em hãy cho biết kết cấu của bài thơ? Câu 3. Nêu ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng trong khổ thơ trên? Câu 4. Chép chính xác một khổ thơ trong bài thơ đã học có hình ảnh trăng gắn với cuộc đời người lính? Ghi rõ tên tác giả? Bài 2: Cho câu thơ sau: "Ngửa mặt lên nhìn mặt" Câu 1: Hãy chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh khổ thơ? Khổ thơ em vừa chép trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh ra đời bài thơ ấy? Câu 2: Câu thơ thứ nhất có từ "mặt" là một từ nhiều nghĩa. Theo em, từ nào được dùng với nghĩa gốc, từ nào được dùng với nghĩa chuyển? Giải thích nghĩa của mỗi từ? Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ trong khổ thơ em vừa chép và nêu tác dụng? Câu 4. Hình ảnh nào trong khổ thơ được lặp lại so với khổ thơ đầu? Việc lặp lại như vậy có ý nghĩa gì?