Bài 1. Các câu sau đúng hay sai ? 1) Nếu một cạnh và một góc nhọn của tam giác vuông này bằng một cạnh và một góc nhọn của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau. 2) Tam giác vuông cân có cạnh góc vuông là 5cm thì cạnh huyền là 50cm. 3) Góc ngoài của một tam giác bằng tổng các góc trong của tam giác. 4) Một tam giác cân có một góc bằng 60 độ thì tam giác đó là tam giác đều. 5) Trong một tam giác, góc lớn nhất là góc tù. 6) Tam giác vuông có một góc bằng 450 thì tam giác đó vuông cân. 7) Một tam giác cân có một góc bằng 450 thì tam giác đó vuông cân. 8) Trong một tam giác, góc nhỏ nhất là góc nhọn. 9) Hai tam giác có ba cặp góc tương ứng bằng nhau thì ba cặp cạnh tương ứng cũng bằng nhau. 10) Tam giác ABC có A=40 độ, B=70 độ, thì tam giác ABC là tam giác cân. Bài 2. Chọn câu trả lời đúng nhất. 1) Cho ABC vuông cân tại A. Số đo góc B bằng: A. 1200 B. 900​ C. 600 D. 450 2) Một tam giác là vuông nếu độ dài 3 cạnh của nó là: A. 2,3,4 B. 3,4,5 C. 4,5,6 D. 6,7,8 3) Một tam giác cân có góc ở đáy là 400 thì góc ở đỉnh có số đo là: A. 400 B. 700 C. 1000 D. 1100 4) Tam giác ABC có BC = 3cm ; AC = 5cm ; AB = 4cm. Tam giác ABC vuông tại: A. Đỉnh A B. Đỉnh B C. Đỉnh C D. Không phải là tam giác vuông 5) Tam giác ABC có AB = AC = BC thì tam giác ABC là: A. Tam giác nhọn B. Tam giác cân C. Tam giác đều D. Tam giác vuông​ 6) Tam giác nào vuông nếu độ lớn ba góc là: A. 300, 700, 800 B. 200, 700, 900 C. 400, 400, 1000 D. 600, 600, 600 7) Tam giác vuông cân là tam giác có: A. Một góc bằng 450 B. Một góc bằng 600 C. Hai góc bằng 450 D. Hai góc bằng 600 8) Góc ở đáy của tam giác cân là: A. Góc nhọn​ B. Góc vuông​ C. Góc tù D. Góc bẹt 9) Cho DABC có AB = AC và góc B = 450 thì tam giác ABC là tam giác : A. Vuông B. Cân C. Đều​ D. Vuông cân 10) Cho hình chử nhật có chiều dài 15cm , đường chéo là 17cm thì chiều rộng hình chử nhật là: A. 64cm B. 32cm C. 16cm D. 8cm II- TỰ LUẬN Bài 1. Cho tam giác MNP cân tại M có M=75 độ.Tính số đo hai góc N và góc P? Bài 2. Cho tam giác AMN cân tại A biết M=55 độ. Tính số đo góc A và góc N Bài 3.Cho tam giác ABC có BC = 10cm , AB = 6cm, AC = 8cm. Tam giác ABC là tam giác gì ? Vì sao ? Bài 4. Cho ABC vuông tại A biết AB = 5 cm và AC = 12cm . Tính độ dài BC? Bài 5. Cho ABC cân tại A , M là trung điểm của BC. a) Chứng minh góc BAM=góc CAM b) Từ M kẻ MH vuông góc AB và MK vuông góc AC. Chứng minh AK = AH c) Chứng minh KH song song với BC Bài 6. Cho AOB cân tại O . Kẻ tia phân giác của góc AOB cắt AB tại H a) Chứng minh HA = HB b) Từ H kẻ HN vuông góc OA và HM vuông góc OB. Chứng minh HM = HN. c) Chứng minh OH, AM, BN đồng quy. Bài 7. Cho ABC cân tại A. Trên cạnh AB lấy điểm D, trên cạnh AC lấy điểm E sao cho AD = AE. Gọi M là giao điểm của BE và CD. Chứng minh: a) BE = CD b) Tam giác BMD = tam giác CME c) AM là tia phân giác của góc BAC Bài 8. Cho ABC cân tại A. Trên cạnh BC lấy hai điểm D và E sao cho BD = CE. Kẻ DH vuông góc AB, EK vuông góc AC. Chứng minh a) Tam giác ABD = tam giác ACE. b) HD = KE. c) Gọi O là giao điểm của HD và KE; OED là tam giác gì ? d) AO là phân giác của góc BAC ? Bài 9. Cho tam giác ABC cân tại A. Vẽ AH vuông góc BC a) Chứng minh: tam giác AHB = tam giác AHC​ b) Vẽ HM vuông góc AB, HN vuông góc AC. Chứng minh tam giác AMN cân​ c) Chứng minh MN // BC​ d) Chứng minh AH2 + BM2 = AN2 + BH2​ Bài 10. Cho tam giác ABC vuông cân tại A, d là đường thẳng bất kỳ qua A (d không cắt đoạn BC). Từ B và C kẻ BD và CE cùng vuông góc với d. a) Chứng minh: BD // CE. b) Chứng minh: tam giác ADB = tam giác CEA; c) Chứng minh: BD + CE = DE; d) Gọi M là trung điểm của BC. Chứng minh tam giác DME vuông cân. Bài 11: Cho đoạn thẳng AB và điểm M nằm giữa A và B. Trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng AB, vẽ các tam giác đều MAC và MBD. Các tia AC và BD cắt nhau tại O. a) Chứng minh: tam giác AOB đều b) Chứng minh: MC = OD; MD = OC. c) Chứng minh: AD = BC. d) Gọi E là giao điểm của AD và BC. Tính góc CEA e) Gọi I và K lần lượt là trung điểm của AD và BC. Chứng minh tam giác MIK đều Bài 12: Cho tam giác ABC vuông tại A, AB>AC. M là trung điểm của BC. Trên tia đối của tia MA lấy điểm D sao cho MD=MA a) CMR AB=DC bà AB//DC b) CMR tam giác ABC=tam giác CDA từ đó suy ra AM=BC/2 c) Trên tia đối tia AC lấy điểm E sao cho AE=AC. CMR BE//AM d) Tìm điều kiện của tam giác ABC để AC=BC/2 e) Gọi O là trung điểm của AB. CMR 3 điểm E,O,D thẳng hàng.

Các câu hỏi liên quan

Bài 1: Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng: A. đẩy các vật khác ​​​B. hút các vật khác C. vừa hút vừa đẩy các vật khác D. không hút, không đẩy các vật khác Bài 2: Xe chạy một thời gian dài. Sau khi xuống xe, sờ vào thành xe, đôi lúc ta thấy như bị điện giật. Nguyên nhân là do: A. Bộ phận điện của xe bị hư hỏng. B. Thành xe cọ xát vào không khí nên xe bị nhiễm điện. C. Do một số vật dụng bằng điện gần đó đang hoạt động. D. Do ngoài trời sắp có cơn dông. Bài 3: Sau một thời gian hoạt động, cánh quạt dính nhiều bụi vì: A. Cánh quạt cọ xát với không khí, bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi. B. Cánh quạt bị ẩm nên hút nhiều bụi. C. Một số chất nhờn trong không khí đọng lại ở cánh quạt và hút nhiều bụi. D. Bụi có chất keo nên bám vào cánh quạt. Bài 4: Vật chất được cấu tạo bởi các nguyên tử. Nguyên tử gồm: A. Hạt nhân ở giữa mang điện tích âm. B. Hạt nhân không mang điện tích. C. Hạt nhân mang điện tích dương, các electron mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân. D. Hạt nhân ở giữa mang điện tích dương, lớp vỏ không mang điện. Bài 5: Chọn phát biểu sai: A. Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật nhẹ. B. Hai vật nhiễm điện cùng dấu thì hút nhau. C. Hai vật nhiễm điện khác dấu thì hút nhau. D. Vật nhiễm điện là vật mang điện tích. Bài 6: Có 4 vật a, b, c, d đã nhiễm điện. Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì: A. vật b và c có điện tích cùng dấu B. vật b và d có điện tích cùng dấu C. vật a và c có điện tích cùng dấu D. vật a và d có điện tích trái dấu Bài 7: Trong các nhận xét sau đây, nhận xét nào sai: A. Lấy một mảnh lụa cọ xát vào thanh thủy tinh thì thanh thủy tinh có khả năng hút các vụn giấy. B. Sau khi được cọ xát bằng mảnh vải khô, thước nhựa có tính chất hút các vật nhẹ. C. Nhiều vật sau khi bị cọ xát thì có khả năng hút các vật khác. D. Không cần bị cọ xát một thanh thủy tinh hay một thước nhựa cũng hút được các vật nhẹ. Bài 8: Phát biểu nào sau đây về nguồn điện là không đúng? A. Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế. B. Nguồn điện tạo ra hai cực có điện tích cùng loại giống nhau. C. Nguồn điện tạo ra và duy trì dòng điện chạy trong mạch kín. D. Nguồn điện tạo ra hai cực có điện tích khác loại. Bài 9: Thiết bị nào sau đây là nguồn điện? A. Quạt máy B. Acquy C. Bếp lửa D. Đèn pin Bài 10: Không có dòng điện chạy qua vật nào dưới đây? A. Quạt điện đang quay liên tục. B. Bóng đèn điện đang phát. C. Thước nhựa đang bị nhiễm điện. D. Rađio đang nói. Bài 11: Loại hạt nào dưới đây khi chuyển động có hướng thì không thành dòng điện? A. Các hạt mang điện tích dương. B. Các hạt nhân của nguyên tử. C. Các nguyên tử. D. Các hạt mang điện tích âm. Bài 12: Em hãy giải thích các nghịch lý sau: -Càng lau chùi bàn ghế thì càng bám nhiều bụi bẩn -Càng chải tóc, tóc càng dựng đứng Bài 9: Tại sao ở các xe chở xăng dầu thường có một đoạn dây xích thả xuống mặt đường? Bài 10: Làm thế nào để biết một cái thước nhựa có bị nhiễm điện hay không và nhiễm điện dương hay âm? Bài 11: Dùng 1 thanh thủy tinh đã được nhiễm điện đưa đến gần quả cầu kim loại treo trên giá. Ta thấy ban đầu quả cầu bị hút về phía thanh thủy tinh, sau khi chạm quả cầu vào thanh thủy tinh thì nó lại bị đẩy ra. Giải thích vì sao? Bài 12: Dùng 1 thanh thủy tinh đã được nhiễm điện đưa đến gần quả cầu kim loại treo trên giá. Ta thấy ban đầu quả cầu bị hút về phía thanh thủy tinh, sau khi chạm quả cầu vào thanh thủy tinh thì nó lại bị đẩy ra. Giải thích vì sao? Bài 13: Để thắp sáng một bóng đèn pin thì cần những đồ vật hay dụng cụ nào? Phải làm gì với những đồ vật hay dụng cụ này thì bóng đèn pin mới sáng? Bài 14: Hãy kể tên ba thiết bị hay dụng cụ điện có sử dụng nguồn điện là acquy.