Bài 1:
Ta có: $M,D$ đối xứng nhau qua $AB$ tại điểm đối xứng $E$
$\Rightarrow DE\bot AB\Rightarrow \widehat{DEA}=90^o$
Và $D,N$ đối xứng nhau qua $AC$ tại điểm đối xứng $F$
$\Rightarrow DF\bot AC\Rightarrow \widehat{DFA}=90^o$
Tứ giác $AEDF$ có $\widehat{EAF}=\widehat{DEA}=\widehat{DFA}=90^o\Rightarrow AEDF$ là hình chữ nhật.
b) Tứ giác $ADBM$ có 2 đường chéo $AB$ và $MD$ cắt nhau tại trung điểm $E$ của mỗi đường
nên $ADBM$ là hình bình hành
Ta lại có: $\Delta ABC$ là tam giác vuông trung tuyến $AD$ ứng với cạnh huyền $BC$
$\Rightarrow AD=\dfrac{1}{2}BC=BD=DC$
Tứ giác $ADBM$ là hình bình hành có $AD=DB\Rightarrow ADBM$ là hình thoi.
Chứng minh tương tự $ADCN$ có 2 đường chéo $AC$ và $DN$ cắt nhau tại trung điểm $F$ của mỗi đường và $AD=DC$
Nên $ADCN$ là hình thoi.
c) Ta có $ADBM$ là hình thoi suy ra $AM\parallel =BD$
Tứ giác $ADCN$ là hình thoi suy ra $AN\parallel=DC$
$\Rightarrow AM\parallel AN$ (vì $BD,DC$ là một đường thẳng: đường thẳng $BC$)
$\Rightarrow A,M,N$ là thẳng hàng
Lại có $AM=AN=(BD=DC)$
$\Rightarrow A$ là trung điểm cạnh $MN$
$\Rightarrow M$ đối xứng $N$ qua $A$ (đpcm).
Bài 2:
a) Ta có: $AE=DF$ (vì $=\dfrac{1}{2}AB=\dfrac{1}{2}DC$)
Mà $AE\parallel DF$
$\Rightarrow AEFD$ là hình bình hành
Ta lại có: $AD=AE$ ($=\dfrac{1}{2}AB$)
$\Rightarrow AEFD$ là hình thoi.
Chứng minh tương tự $AE\parallel FC$
$\Rightarrow AECF$ là hình bình hành.
b) Chứng minh tương tự $EB\parallel DF\Rightarrow EBFD$ là hình bình hành
$\Rightarrow DE\parallel FB\Rightarrow ME\parallel FN$
Và tứ giác $AECF$ là hình bình hành $\Rightarrow MF\parallel EN$
$\Rightarrow MENF$ là hình bình hành (vì có 2 cặp cạnh đối diện song song)
Tứ giác $AEFD$ là hình thoi $\Rightarrow AF\bot DE\Rightarrow \widehat{EMF}=90^o$
$\Rightarrow MENF$ là hình bình hành có $\widehat{EMF}=90^o$
$\Rightarrow MENF$ là hình chữ nhật (đpcm).
c) Để $EMFN$ là hình chữ nhật thì $ME=MF$
$\Rightarrow 2ME=2MF\Rightarrow DE=AF$
$\Rightarrow $ hình thoi $AEFD$ có hai đường chéo bằng nhau
$\Rightarrow AEFD$ là hình vuông
$\Rightarrow \widehat{EAD}=90^o$
$\Rightarrow \widehat{BAD}=90^o$
$\Rightarrow ABCD$ là hình chữ nhật có $AB=2AD$.
Bài 3:
Nếu $\widehat{BAC}=\widehat{BDC}$
Ta có: $\widehat{IOA}=\widehat{ODK}$ (vì cùng phụ với 2 góc đối đỉnh là $\widehat{IOB}=\widehat{DOK}$)
Mà $\widehat{IAO}=\widehat{ODK}$ (giải thiết)
$\Rightarrow \widehat{IOA}=\widehat{IAO}$ (vì $=\widehat{ODK}$)
$\Rightarrow \Delta IAO$ cân đỉnh $I$
$\Rightarrow IA=IO$ (*)
$\widehat{IBO}=\widehat{IOB}$ (cùng phụ với 2 góc bằng nhau $\widehat{IAO}=\widehat{IOA}$)
$\Rightarrow \Delta IOB$ cân đỉnh $I\Rightarrow IB=IO$ (**)
Từ (*) và (**) suy ra $OI=AI=IB$
$\Rightarrow I$ là trung điểm $AB$ (đpcm).
Ngược lại $I$ là trung điểm của $AB$
$\Delta AOB$ vuông tại $O$ có trung tuyến $OI$ ứng với cạnh huyền $AB$
$\Rightarrow OI=IB\Rightarrow \widehat{B_1}=\widehat{O_1}$ mà $\widehat{O_1}=\widehat{O_3}$ (đối đỉnh)
$\Rightarrow \widehat{B_1}=\widehat{O_3}$
$\Rightarrow \widehat{A_1}=\widehat{ODC}$ (vì cùng phụ với 2 góc bằng nhau $\widehat{B_1}=\widehat{O_3}$)
$\Rightarrow \widehat{BAC}=\widehat{BDC}$ (đpcm)
Bài 4:
a) $EB\parallel DF$
Và $EB=DF$ $(=\dfrac{1}{2}AB=\dfrac{1}{2}DC)$
$\Rightarrow DEBF$ là hình bình hành
b) Tứ giác $ABCD$ là hình bình hành, gọi $O=AC\cap BD$
$\Rightarrow O$ là trung điểm cạnh $AC$ và $BD$
Tứ giác $EBFD$ là hình bình hành chứng minh trên
Có $O$ là trung điểm cạnh $BD\Rightarrow O$ là trung điểm cạnh $EF$
Vậy $AC,DB,EF$ cắt nhau tại một điểm là điểm $O$ trung điểm của mỗi đường.
c) Tứ giác $DEBF$ là hình bình hành $\Rightarrow ME\parallel FN$
Xét $\Delta AEM$ và $\Delta CFN$ có:
$\widehat{EAM}=\widehat{FCN}$ (so le trong)
$AE=CF$
$\widehat{NFC}=\widehat{MEA}$ (vì $=\widehat{ABF }$)
$\Rightarrow $$\Delta AEM=\Delta CFN$ (g.c.g)
$\Rightarrow ME=NF$
$\Rightarrow EMFN$ có $ME\parallel FN$
$\Rightarrow EMFN$ là hình bình hành.