- Nước Đại Cồ Việt thời Đinh – Tiền Lê. Sau khi lên ngôi vua, Đinh Tiên Hoàng đã đặt tên nước là Đại Cồ Việt
- Đinh Bộ Lĩnh chọn Hoa Lư làm đất đóng đô vì:
+ nơi đây là quê hương của Đinh Bộ Lĩnh
+ có núi non trùng điệp, non sông tráng lệ
+ diện tích lớn, đất đai phù sa, màu mỡ
+ đường căn cứ thủy bộ thuận tiên
Em có thể tham khảo thêm ở phần dẫn chứng này nhé:"Hoa lư là nơi núi non trùng điệp, núi trong sông, sông trong núi. Căn cứ thủy bộ rất thuận tiện. Sau lưng là rừng, trước mặt la đồng bằng, xa hơn nữa là biển cả. Nơi đây non sông tráng lệ, phong thủy hài hòa. Hơn nữa, Hoa Lư là quê hương của Dinh Bộ Lĩnh". ( chị nhớ thế nào thì viết ra thôi, em có thể xem lại trong sách hoặc nếu chưa rõ thì hỏi lại chị nha vì phần dẫn chứng cũng là yếu tố rất quan trọng và nếu mình đưa đc vào bài làm thì sẽ được cộng điểm nhé )
- Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh lịch sử : Đinh Tiên Hoàng mất mà khi đó nhà Tống lại chuẩn bị xâm lược nước ta => Ông được mọi người ủng hộ lên làm vua để chỉ huy cuộc kháng chiến
- Quân đội dưới thời Tiền Lê gồm những bộ phận: tiền – trung - hậu - tả - hữu
( mỗi quân được chia thành 14 vệ - các chức đi kèm gồm Thượng tướng quân, Đại tướng quân, Tướng quân, Đô chỉ huy sứ, Hỏa đầu, Hỏa chủ chỉ huy )
- Việc để quân địa phương đóng ở các Lộ, luân phiên vừa luyện tập vừa làm ruộng có tác dụng bảo vệ an ninh quốc phòng xung quanh đó và cũng để họ sản xuất nông nghiệp
- Dưới thời Tiền Lê, đất nước ta phải đối phó với thế lực ngoại xâm là quân Tống
- Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi của quân dân Tiền Lê:
+ ý chí quyết tâm, đoàn kết chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta
+ đã đánh bại nguy cơ xâm lược của nhà Tống
+ giữ vững nền độc lập, củng cố lòng tin vững chắc ở sức mạnh và tiền đồ với nhân dân
- Nhà Tiền Lê đã thực hiện một số biện pháp để phát triển sản xuất nông nghiệp:
+ lấy một số ruộng đất ở địa phương làm ruộng tịch: Bố Hải Khẩu, Đỗ Động, ....
+ vua thực hiện lễ cấy tịch điền để động viên, khuyến khích nhân dân sản xuất nông nghiệp
( em có thể bổ sung thêm năm nhé )
- Dưới thời Đinh, Tiền Lê, tầng lớp thống trị trong xã hội bao gồm: vua, quan lại, nhà sư
- Dưới thời Đinh - Tiền Lê, các nhà sư rất được trọng dụng vì:
+ đạo Phật có được truyền bá rộng rãi hơn
+ số người đi học rất ít mà những người có học là nhà sư
* Bài viết của chị có hơi dài á, nếu phần nào em thấy dài dòng quá mà ko cần thiết thì có thể lược bỏ đi nhé
CHÚC EM HỌC TỐT!