Bài tập 1:
a, Câu rút gọn "Chiều chiều ra đứng ngõ sau/ Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều"
Thành phần rút gọn là thành phần chủ ngữ.
Chủ ngữ ở đây hoàn toàn có thể được hiểu là một người con gái đi lấy chồng xa, nhớ về mẹ và nhớ về gia đình của mình ở phương xa bằng tình yêu thương và nỗi nhớ thiết tha.
Tác dụng câu rút gọn: truyền tải thông tin một cách nhanh chóng, chính xác, đảm bảo được tính súc tích, mượt mà của câu ca dao. Hơn nữa, dù không có chủ ngữ, người đọc vẫn có thể hiểu được là đây là tâm sự của một người con gái đi lấy chồng xa, nhớ về gia đình của mình.
b, Câu rút gọn: "Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc".
Thành phần rút gọn là thành phần chủ ngữ. Chủ ngữ ở đây là người cháu, hay cũng chính là tác giả Bằng Việt
Tác dụng câu rút gọn: truyền tải thông tin một cách nhanh chóng, chính xác, vẫn đảm bảo được thông tin nội dung được truyền tải đầy đủ.
c, Câu rút gọn "Thật là ầm ĩ", "Mà chửi mới sướng miệng làm sao!", "Mới ngoa ngoắt làm sao!".
Thành phần rút gọn là thành phần chủ ngữ.
Tác dụng của câu rút gọn: truyền tải một cách thông tin nhanh chóng chính xác, thể hiện được sắc thái của hàm ý của tác giả.
Bài 2:
a, Câu rút gọn "Ghê thật!". Tác dụng: truyền tải thông tin một cách nhanh chóng, chính xác.
b, Câu đặc biệt "GIÓ", "Mưa", "Não nùng". Tác dụng: xác định sự có mặt của sự vật, hiện tượng.
c, Câu đặc biệt "Đà Nẵng", "Mùa xuân năm 1986". Tác dụng: thông báo và xác định về sự có mặt của sự vật, hiện tượng.
Bài 3:
a, Câu đặc biệt "Chà!". Tác dụng: bộc lộ cảm xúc của nhân vật cô bé bán diêm
Câu rút gọn "Thật là dễ chịu!". Tác dụng: truyền tải thông tin một cách nhanh chóng, chính xác.
b, Câu đặc biệt "Sớm", "Toàn chuyện trẻ em". Tác dụng: xác định sự có mặt, xuất hiện của sự vật, hiện tượng
Câu rút gọn "Râm ran". Tác dụng: truyền tải thông tin một cách nhanh chóng, chính xác.
c, Câu đặc biệt "Ngọc Hà". Tác dụng: thông báo và xác định sự có mặt của sự vật, hiện tượng.
Bài 4:
Các câu trên có điểm giống với câu đặc biệt là đều cùng mục đích thông báo, giới thiệu về sự xuất hiện của sự vật và hiện tượng.
Chúng thuộc kiểu câu trần thuật.
Bài 5:
Câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là một câu tục ngữ hay, truyền tải bài học quý báu của ông cha ta về lối sống ân nghĩa thủy chung, có trước có sau, ân tình. Câu tục ngữ ngắn gọn, dễ dàng truyền miệng, được ông cha ta để lại để răn dạy con cháu. Hình ảnh trong câu là hình ảnh "ăn quả" và hình ảnh "trồng cây" đã ẩn dụ cho việc hưởng những trái ngọt, những thành quả, những ấm no hạnh phúc thì phải luôn luôn nhớ đến nguồn gốc của những thành quả ấy. Điều này cũng giống như việc chúng ta ăn quả ngọt thì nhớ đến người trồng vậy. Chao ôi! Mỗi người sống trên thế gian này ngày hôm nay đều cần nhớ đến những điều tốt đẹp mà bố mẹ đã dành cho mình, nhớ đến những hy sinh chiến công của cha ông để chúng ta có được cuộc sống ngày hôm nay. Tóm lại, câu tục ngữ đã truyền tải thông điệp ý nghĩa về việc sống ân nghĩa, thủy chung, nhớ đến và ghi nhớ công ơn mà mình đã được hưởng từ người khác.
Câu đặc biệt được in đậm