I, MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm
nêu ý kiến
II, TB
1, Giới thiệu chung
- Hoàn cảnh sáng tác
- Cảm xúc của nhà thơ
2, Phân tích hình ảnh ẩn dụ và giá trị của nó
* Ânr dụ "hàng tre xanh Việt Nam" ->tâm hồn thanh cao, sức sống bền bỉ của dân tộc
* 'Mặt trời' ->ẩn dụ cho hình ảnh của Bác, sự vĩ đại của Bác; sự tôn kính của nhân dân với Bác
*"Tràng hoa" ->cuộc đời của nhân dân đã nở hoa dưới ánh snags của Bác
* "vầng trăng" ->tâm hồn cao đẹp của Bác, cũng là hình ảnh vĩnh hằng cho thấy Bác luôn ở trong trái tim của nhân dân.
* "cây tre trung hiếu" ->ước nguyện của nhà thơ muốn được gắn bóbên lăng Bác và góp 1 phần công sức mình để trung hiếu với quê hương, với đất nước.
* trời xanh"-> công lao của Bác sẽ còn mãi với thời gian
3. Đánh giá chung
- Nội dung
- Nghệ thuật
III, KB: Khănge định lại giá trị của các hình ảnh ẩn dụ
*bài viết
Hình ảnh Bác Hồ-vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc không chỉ sống mãi trong tư tưởng của người dân mà còn được khắc sâu thông qua văn học, qua nghệ thuật. Viết về Bác, mỗi tác giả lại chọncho mình 1 lối đi riêng nhưng tựu chung lại đều là sự thành kính, biết ơn trước tấm lòng bao la của Người. Nhắc đến đây, ta không thể bỏ qua tác phẩm "Viếng lăng Bác" của nhà thơ Viễn Phương. Bài thơ đã tập trung thể hiện tình cảm của nhân dân với Bác và hình ảnh của Bác thông qua những hình ảnh ẩn dụ thật đẹp.
Bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương được sáng tác năm 1976, trong không khí xúc động của nhân dân cả nước trước sự kiện to lớn là lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hoàn thành sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.. Cảm xúc bao trùm là niềm xúc động thành kính thiêng liêng, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn niềm đau xót của tác giả khi ông từ miền Nam ra thăm lăng Bác. Hình ảnh ẩn dụ đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc bộc lộ cảm xúc này của tác giả.
Xuyên suốt bài thơ, ta bắt gặp rất nhiều những hình nahr ẩn dụ sân sắc. Trước hết là hình anh của “hàng tre bát ngát” hiện ra trong sương mờ buổi sớm trên con đường đến thăm Bác. Hình ảnh ẩn dụ tượng trưng: tre chính là con người VN, đất nước VN. Thép Mới viết : Tre tượng trưng cho phẩm chất cao đẹp của người Việt Nam mộc mạc, ngay thẳng thủy chung, bất khuất còn Viễn Phương phẩm chất của tre được khái quát qua câu “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”. Thành ngữ “bão táp mưa sa” chỉ sự gian lao vất vả, dù gian lao vất vả dân tộc VN vẫn kiên định đi theo con đường mà Bác đã chọn.
Tiếp đó là hình ảnh của "măt trời" trong câu thơ:
" Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ"
Hình ảnh mặt trời thứ nhất là hình ảnh thật, mặt trời của thiên nhiên vũ trụ mang lại ánh sáng sự sống cho muôn loài. Còn hình ảnh "mặt trời" thứ 2 nói về Bác mang ý nghĩa ẩn dụ: so sánh ngầm Bác với mặt trời, ca ngợi sự vĩ đại, công lao trời biển của Bác đối với dân tộc. Bác cũng như vầng mặt trời soi đường chỉ lối cho dân tộc, đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân Như vậy ẩn dụ "mặt trời" vừa nói lên sự vĩ đại của Bác, vừa nói lên sự tôn kính của nhân dân, mọi người đối với Bác.
Không dừng lại ở đó, nhà thơ tiếp tục đem đến 1 hình nahr giàu ý nghĩa:
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
“Tràng hoa” ở đây còn mang nghĩa ẩn dụ chỉ từng người một đang xếp hàng viếng lăng Bác mỗi ngày là một bông hoa ngát thơm. Những dòng người nặng trĩu nhớ thương đang lặng lẽ nối nhau vào lăng viếng Bác, tạo hình tượng một vòng hoa lớn dâng lên Bác. Qua đó, nhà thơ bộc lộ sâu sắc lòng thành kính đối với Bác.
Tiếp tục dùng hình ảnh của thiên nhiên, nhà thơ đã có phép ẩn dụ độc đáo: “vầng trăng sáng dịu hiền”. Hình ảnh “vầng trăng” là một liên tưởng độc đáo, bất ngờ của nhà thơ, Bác đức độ dịu hiền như 1 tiên ông. Đồng thời lại gợi nghĩ đến những vần thơ tràn đầy ánh trăng của người.
Tâm trạng xúc động của nhà thơ được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ sâu xa: “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi”.Hình ảnh “trời xanh”. Bầu trời xanh là hình ảnh thiên nhiên lớn lao, vĩnh hằng. Bác ra đi nhưng vẫn còn mãi với non sông đất nước, vẫn biết Bác trường tồn, bất tử như trời xanh còn mãi mãi (như Tố Hữu viết “Bác sống như trời đất của ta”) Dù biết như thế nhưng nhà thơ không thể không đau xót trước sự ra đi của Người, không nén nổi cảm xúc.
Cuối cùng, bài thơ khpé lại bằng kết cấu đầu cuối tương ứng "cây tre trung hiếu". Hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác được lặp ở câu thơ cuối như mang thêm nghĩa mới, tạo ấn tượng sâu sắc, làm dòng cảm xúc được trọn vẹn. “Cây tre trung hiếu” là hình ảnh ẩn dụ thể hiện lòng kính yêu, sự trung thành vô hạn với Bác, nguyện mãi mãi đi theo con đường cách mạng mà Người đã đưa đường chỉ lối.
Như vậy, với hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo kết hợp hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ biểu tượng vừa quen thuộc vừa gẫn gũi vừa sâu sắc, có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm, tác giả đã bộc lộ 1 cách sâu sắc tâm trạng xúc động, tấm lòng thành kính biết ơn sâu sắc của tác giả khi vào lăng viếng Bác.